Luật sư A đề xuất, luật sư A sẽ bảo vệ cho một người, với tư cách là trưởng văn phòng Luật sư A sẽ cử một luật sư khác của Văn phòng luật sư X bảo vệ cho bên kia.
Bài tập tình huống:
Anh Hà và chị Loan và vợ chồng nhưng muốn ly hôn, cả hai tìm đến luật sư A (là bạn học cũ của cả hai) hiện là Trưởng văn phòng luật sư X để tư vấn và nhờ luật sư tham gia phiên Tòa bảo vệ quyền lợi cho cả hai. Vì anh Hà và chị Loan cho rằng mình đã có thỏa thuận được các vấn đề chung cần giải quyết. Nhưng qua trao đổi tiếp xúc luật sư A thấy giữa vợ chồng vẫn có những bất đồng về vấn đề tài sản và có nhu cầu tìm luật sư A để tư vấn và bảo vệ cho họ.
Luật sư A đề xuất, luật sư A sẽ bảo vệ cho một
người, với tư cách là trưởng văn phòng Luật sư A sẽ cử một luật sư khác của Văn
phòng luật sư X bảo vệ cho bên kia. Anh Hà đồng ý để luật sư A tham gia phiên
tòa bảo vệ cho chị Loan, còn anh Hà sẽ được luật sư A phân công cho luật sư B của
văn phòng bảo vệ.
1. Việc Luật sư A đề xuất, luật sư A
sẽ bảo vệ cho một người, với tư cách là trưởng văn phòng Luật sư A sẽ cử một luật
sư khác của Văn phòng luật sư X bảo vệ cho bên kia. Anh Hà đồng ý để luật sư A
tham gia phiên tòa bảo vệ cho chị Loan, còn anh Hà sẽ được luật sư A phân công
cho luật sư B của văn phòng bảo vệ. Theo
anh chị thì việc làm này của luật sư A có đúng không? Tại sao?
2. Tình huống bổ sung: Trong quá
trình tư vấn cho chị Loan, luật sư A đã tư vấn cho chị Loan nếu muốn được hưởng
phần nhiều hơn trong khối tài sản thì cần bỏ đi giấy tờ mua nhà trước và tìm những
người đã bán nhà trước đây nhờ họ xác nhận lại việc bán nhà lúc đầu cho cha mẹ
chị, sau đó cha mẹ chị nhờ hai vợ chồng chứng tên hộ mà thôi.
Theo anh chị, việc luật sư A tư
vấn cho chị Loan như vậy là đúng hay sai?
3. Tình huống bổ sung: sau đó giữa chị Loan và luật sư A có những bất đồng nên chị Loan có
làm đơn đến Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành
phố H là nơi có trụ sở
Văn phòng của luật sư A khiếu nại về việc luật sư A đã mượn chị 300.000.000 đồng
nhưng không trả, đề nghị Đoàn luật sư Thành phố H xử lý buộc luật sư A trả lại
cho chị số tiền trên.
Theo anh/chị đề nghị của chị
Loan có được Đoàn luật sư thành phố H giải quyết không? hướng giải quyết thế
nào?
Giải
đáp:
Câu 1:
-
Việc làm của luật
sư A là vi phạm Luật luật sư và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật
sư Việt Nam. Vì:
Luật sư A
vi phạm điểm a khoản 1 Điều 9 Luật luật sư 2006 “Cung cấp
dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ án dân
sự”.
Luật sư A vi phạm Quy tắc 11.4 Những trường
hợp luật sư phải từ chối khi tiếp nhận vụ việc của khách hàng “Vụ việc của khách hàng có
xung đột về lợi ích theo quy định tại Quy tắc 15”.
“Quy tắc 15.3. Luật sư phải từ chối tiếp nhận vụ việc hoặc từ
chối tiếp tục thực hiện vụ việc trong các trường hợp sau đây: 15.3.1 “Vụ việc trong đó các khách hàng có quyền lợi đối lập
nhau”;
Luật sư A vi phạm Quy tắc 15.3.7 “Trường hợp luật sư
không được nhận hoặc thực hiện vụ việc cho khách hàng quy định tại Quy tắc 15.3
này, luật sư khác đang làm việc trong cùng tổ chức hành nghề luật sư cũng không
được nhận hoặc thực hiện vụ việc, trừ trường hợp tại Quy tắc 15.3.4 và 15.3.6”.
Câu
2:
Việc luật
sư A tư vấn cho chị Loan nếu muốn được hưởng phần nhiều hơn trong khối tài sản
thì cần bỏ đi tờ giấy mua nhà trước và tìm những người đã bán nhà trước đây nhờ
họ xác nhận lại việc bán nhà lúc đầu cho cha mẹ chị, sau đó cha mẹ chị chỉ nhờ
hai vợ chồng đứng tên hộ mà thôi.
Việc luật sư A tư vấn cho chị Loan như vậy là vi phạm
Luật luật sư và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.
Luật sư A
vi phạm điểm b khoản 1 Điều 9 Luật luật sư 2006 “cố ý cung cấp tài liệu, vật chứng giả sai sự thật, xúi giục đương sự
khai sai sự thật”.
Câu
3:
-
Việc luật sư A mượn
Loan 300 triệu đồng thì đó là quan hệ dân sự. Vì vậy, đề nghị của chị Loan sẽ
không được Đoàn luật sư thành phố H giải quyết.
-
Hướng giải quyết:
chị Loan có thể khởi kiện luật sư A bằng một vụ kiện dân sự tại Tòa án nơi có
văn phòng của luật sư A hoạt động hoặc nơi cư trú của luật sư A