Ngoài việc bán ô tô Luxury qua Công ty Tốc độ, Công ty Nhật Bản dự kiến sẽ thông qua VPĐD thực hiện việc nhập khẩu các sản phẩm ô tô Luxury và phụ tùng vào Việt Nam để bán cho các bên thứ ba khác. 


Bài tập tình huống: 

Ngày 01/4/2011, một công ty được thành lập tại Nhật Bản (“Công ty Nhật Bản”) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh phân phối ô tô nhãn hiệu Luxury đã thành lập một văn phòng đại diện thương mại tại TP.HCM để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình tại VN (“VPĐD”). Thời hạn của giấy phép thành lập VPĐD là 5 năm kể từ ngày 01/01/2011. Giấy phép thành lập VPĐD đã được gia hạn thêm 5 năm kể từ ngày hết hạn 01/01/2016.

Ngày 01/01/2015, Công ty Nhật Bản ký hợp đồng đại lý phân phối ô tô Luxury (“Hợp đồng phân phối”) với Công ty TNHH Tốc độ (“Công ty Tốc độ”). Trong đó các bên thỏa thuận như sau:

-         Công ty Tốc độ được chỉ định là đại lý không độc quyền của Công ty Nhật Bản tại VN để bán ô tô Luxury tại VN. Công ty Nhật Bản vẫn là chủ sở hữu đối với ô tô Luxury đã giao cho Công ty Tốc độ theo hợp đồng phân phối.

-         Hợp đồng phân phối có hiệu lực kể từ ngày ký.

-         Công ty Nhật Bản được quyền trực tiếp hoặc thông qua công ty con được thành lập tại VN bán ô tô Luxury tại VN mà không cần có sự đồng ý của Công ty Tốc độ. Hợp đồng phân phối do Trưởng VPĐD và người đại diện theo pháp luật của Công ty Tốc độ cùng ký. Ngoài việc bán ô tô Luxury qua Công ty Tốc độ, Công ty Nhật Bản dự kiến sẽ thông qua VPĐD thực hiện việc nhập khẩu các sản phẩm ô tô Luxury và phụ tùng vào Việt Nam để bán cho các bên thứ ba khác. Là Luật sư của Cty Nhật Bản

1.         Anh/Chị hãy tư vấn về việc Trưởng VPĐD có được phép thay mặt Công ty Nhật Bản ký hợp đồng phân phối trên không? Tại sao?

2.         Hãy cho biết Công ty Nhật Bản có được phép thông qua VPĐD để thực hiện các hoạt động kinh doanh như trên không? Tại sao?

Ngày 15/3/2016, Công ty Nhật Bản thành lập một công ty 100% vốn nước ngoài tại Tp.HCM (“Công ty B”). Công ty B có đăng ký ngành nghề kinh doanh nhập khẩu, phân phối ô tô Luxury tại Việt Nam. Công ty Nhật Bản mong muốn bổ nhiệm Trưởng VPĐD làm Tổng giám đốc và người đại diện theo pháp luật của Công ty B.

3.         Anh/Chị hãy tư vấn việc Trưởng VPĐD có được phép làm Tổng giám đốc và người đại diện theo pháp luật của Công ty B hay không? Tại sao?

Do Công ty Nhật Bản thành lập Công ty B tại Việt Nam để phân phối sản phẩm ô tô Luxury, Công ty Nhật Bản dự kiến chấm dứt hợp đồng phân phối với Công ty Tốc độ vào 31/12/2017.

4.         Anh/Chị hãy cho biết Công ty Nhật Bản có khả năng chấm dứt HĐ phân phối với Công ty Tốc độ hay không? Hãy nêu hậu quả của việc chấm dứt.

Hiện nay, sản phẩm ô tô Luxury của Công ty Nhật Bản chiếm 35% thị phần tại Việt Nam. Dự kiến Công ty Nhật Bản sẽ chấm dứt Hợp đồng phân phối với Công ty Tốc độ, ngày 15/4/2016 Công ty B đã ký Hợp đồng khung với Công ty C (một công ty cổ phần trong nước được thành lập tại Việt Nam phân phối sản phẩm ô tô tại Việt Nam) theo đó Công ty B và Công ty C thỏa thuận như sau:

-         Công ty B sẽ bán các sản phẩm ô tô Luxury do Công ty B nhập khẩu cho Công ty C để Công ty C bán cho người tiêu dùng;

-         Công ty C chỉ bán sản phẩm ô tô Luxury theo giá bán lẻ do Công ty B ấn định và chỉ được bán các sản phẩm ô tô Luxuru tại các thành phối sau: Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng.

5.            Anh/Chi hãy cho biết thỏa thuận trên của Các Bên có phù hợp với pháp luật Việt Nam hay không? Vì sao?

 

ĐÁP ÁN:

1.        - Trưởng VPĐD chỉ được phép ký HĐ phân phối khi có giấy ủy quyền hợp pháp từ Công ty Nhật Bản về việc ký kết Hợp đồng phân phối                                      0.25đ

- Theo điều 18.3 của Luật thương mại, Cty Nhật Bản có thể ủy quyền cho Trưởng VPĐD để ký kết HĐ phân phối                                                              0.25đ

- VPĐD không được phép thực hiện các HĐ nhập khẩu các sản phẩm ô tô Luxury vào Việt Nam để bán cho các bên thứ ba khác.                                    0.25đ

- VPĐD không được phép thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam (Luật thương mại, Điều 18.1)                                                                         0.25đ

2.       - Trưởng VPĐD không được đồng thời làm người đại diện theo pháp luật của Cty   

             B                                                                                                                     0.5đ

-  Trưởng VPĐD không được đồng thời làm người đại diện theo pháp luật của một Cty được thành lập tại Việt Nam                                                          0.5đ

(Nghị định 72, điều 20.2(c) và Nghị định 07, điều 33.6(d)).

Khoản 2 Điều 20 Nghị định 72/2006/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật Thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại VN quy định:

“Người đứng đầu văn phòng đại diện một thương nhân nước ngoài không được kiêm nhiệm các chức vụ sau: a/Người đứng đầu một chi nhánh tại VN; b/Người đại diện theo pháp luật của thương nhân nước ngoài để ký kết hợp đồng mà không cần ủy quyền bằng văn bản của thương nhân nước ngoài; Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật VN.

Điểm d Khoản 6 Điều 33 Nghị định 07/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết luật thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Người đứng đầu Văn phòng đại diện của một thương nhân nước ngoài không được kiêm nhiệm các chức vụ sau:

Người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.

1.      - Công ty Nhật Bản có quyền chấm dứt hợp đồng phân phối với Công ty Tốc độ

 với điều kiện Công ty Nhật Bản phải gửi thông báo bằng văn bản cho Công ty Tốc độ về việc chấm dứt Hợp đồng phân phối ít nhất 60 ngày trước ngày chấm dứt chính thức Hợp đồng phân phối.                                                          0.5đ                                                                               

- Lý do:

+ Điều 177.1 của Luật Thương mại quy định “Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thời hạn đại lý chỉ chấm dứt sau một thời gian hợp lý nhưng không sớm hơn 60 ngày kể từ ngày một trong hai bên thông báo bằng văn bản cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng đại lý”.                                                                           0.25đ

+ Hợp đồng phân phối không có quy định khác về việc chấp dứt HĐ đại lý. 0.25đ

- (i) Điều 177.2 của Luật Thương mại quy định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu bên giao đại lý thông báo chấm dứt HĐ theo quy định tại khoản 1, điều 177, thì bên đại lý có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường 1 khoản tiền cho thời gian mà mình làm đại lý cho bên giao đại lý đó.                                     0.25đ

Hợp đồng phân phối không quy định thỏa thuận khác về bồi thường khi chấm dứt HĐ, do vậy, dựa trên việc Công ty Nhật Bản chấm dứt HĐ phân phối, Công ty Tốc độ có quyền yêu cầu Công ty Nhật Bản bồi thường 1 khoản do việc chấm dứt.

                                                                                                                           0.25đ 

-          (ii) Điều 177.2 của Luật Thương mại quy định về tiền bồi thường như sau: “giá trị của khoản bồi thường là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý cho mỗi năm mà bên đại lý làm đại lý cho bên giao đại lý. Trong trường hợp thời gian làm đại lý dưới 1 năm thì khoản bồi thường được tính là một tháng thù lao đại lý trung bình trong khoản thời gian nhận đại lý.”                                0.25đ

-         Hợp đồng phân phối có hiệu lực vào ngày 1/1/2015 và dự kiến sẽ chấm dứt 31/12/2017. Như vậy, thời hạn mà bên đại lý làm đại lý cho bên giao đại lý là 3 năm. Vì vậy, Công ty Tốc độ có thể được bồi thường 3 tháng thù lao đại lý trung bình.                                                                                                                  0.25đ

2.         Anh/Chị hãy cho biết thỏa thuận trên của các bên có phù hợp với pháp luật Việt Nam hay không? Vì sao?

- Thỏa thuận của các bên là không phù hợp với pháp luật Việt Nam.                0.25đ

-   Giải thích:

+ Luật Cạnh tranh quy định một số thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên (Điều 9.2 và điều 8)                                                                                            0.25đ

+ Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm có liên quan đến tình huống này gồm

Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.  0.25đ

Thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

                                                                                                                            0.25đ

Lưu ý : So sánh Luật cạnh tranh 2004 và Luật cạnh tranh 2018 để cập nhật thay đổi của nội dung trên (nếu có)