Hợp đồng quy định thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa là khi Cty Anh Vũ thanh toán toàn bộ giá trị hợp đồng theo thỏa thuận.


Bài tập tình huống: 

Ngày 30/6/2017, Cty TNHH Anh Vũ ký hợp đồng với Cty TNHH Bình Tân thỏa thuận Anh Vũ mua của Bình Tân 20 tấn hạt điều loại A giá 115,000/kg, tổng cộng giá trị hợp đồng là 2.3 tỷ đồng giao hàng 15/7/2017. Cty Anh Vũ sẽ thanh toán trước 50% giá trị hợp đồng và 50% còn lại sẽ thanh toán trong vòng 5 ngày khi Anh Vũ nhận hàng. Hợp đồng quy định thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa là khi Cty Anh Vũ thanh toán toàn bộ giá trị hợp đồng theo thỏa thuận.

Ngày 10/7/2017, Anh Vũ thanh toán 50% trước cho Bình Tân nhưng do chưa chuẩn bị mặt bằng kho bãi để nhận hàng nên Anh Vũ có công văn gửi kho Bình Tân yêu cầu hoãn việc giao hàng, tiếp tục lưu trong kho của Bình Tân và sẽ chịu phí lưu kho từ ngày 15/7/2017. Công ty Bình Tân bắt đầu xuất hóa đơn và thu tiền lưu kho của Cty Anh Vũ và ngày 20/7/2017, Anh Vũ cũng thanh toán cho Bình Tân 50% giá trị còn lại của lô hàng và Bình Tân đã xuất hóa đơn.

Ngày 15/10/2017, cty Anh Vũ ký hợp đồng xuất khẩu 20 tấn điều sang Ấn Độ cho cty DEF giá USD 9.5/Kg FOB Tân Cảng Tp HCM thời hạn giao hàng là 15/11/2017. Tuy nhiên khi liên hệ nhận hàng thì Anh Vũ mới biết Bình Tân đã bán 20 tấn hạt điều đó cho Cty TNHH GHI với giá 150,000/kg. Cy TNHH Bình Tân đề nghị hoàn trả cho Cty TNHH Anh Vũ số tiền hàng họ đã thanh toán.

Đến ngày 15/11/2017, Cty Anh Vũ không thể giao hàng cho DEP theo hợp đồng đã ký và DEF thông báo hủy hợp đồng và yêu cầu Anh Vũ thanh toán USD 40,000 theo hợp đồng đã ký giữa hai bên bao gồm tiền bồi thường cho các chi phí liên quan của DEF.

Đại diện Anh Vũ có đơn nhờ VPLS giúp tư vấn và tham gia giải quyết tranh chấp hợp đồng nói trên.

1.      Xác định giao dịch mua bán giữa Công ty TNHH Anh Vũ và Công ty TNHH Bình Tân đã hoàn thành chưa ? Việc thỏa thuận thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa khi Công ty TNHH Anh Vũ thanh toán toàn bộ giá trị hợp đồng có phù hợp với quy định của pháp luật không ?

2.      Trong giao dịch nêu trên , Công ty TNHH Bình Tân đã vi phạm nghĩa vụ gì ?

3.      Công ty TNHH Anh Vũ có quyền yêu cầu Công ty TNHH Bình Tân thanh toán cho Công ty Anh Vũ những khoản tiền gì ?

 

ĐÁP ÁN:

 

1.      Câu 1

Xác định giao dịch giữa Cty TNHH Anh Vũ (Anh Vũ) và Cty TNHH Bình Tân (Bình Tân) thực tế đã hoàn tất, quyền sở hữu đối với hàng hóa là 20 tấn hạt điều nhân loại A đã được chuyển từ Bình Tân sang cho Anh Vũ tại thời điểm Anh Vũ thanh toán toàn bộ tiền hàng. Căn cứ pháp lý: Điều 62 LTMai 2005 và quy định của hợp đồng mua bán giữa ABC và XYZ (0,5đ)

Việc thỏa thuận thanh toán xong giá trị hàng hóa trong hợp đồng mua bán mới chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa phù hợp với quy định của điều 331 BLDS 2015 về bảo lưu quyền sở hữu (0, 5đ)

2.      Câu 2 :

Công ty TNHH Bình Tân đã vi phạm nghĩa vụ giao hàng (0,5đ)

Công ty TNHH Bình Tân đã mặc nhiên đồng ý với việc thay đổi thời gian giao hàng do Anh Vũ đề xuất, dù không có trả lời chính thức thông qua việc không phản đối, đồng thời đã xuất hóa đơn và thu phí lưu kho đối với Anh Vũ. Trên cơ sở đó khẳng định giữa Anh Vũ và Bình Tân đã phát sinh quan hệ gửi giữ tài sản theo Điều 554 Bộ Luật Dân sự 2015 (BLDS 2015) (01đ)

Công ty TNHH Bình Tân sẽ phải có các nghĩa vụ tương ứng của bên nhận gửi giữ theo quy định của đ. 557 BLDS 2015 (0,5đ)

3.      Câu 3 :

Xác định quyền của Anh Vũ khi yêu cầu Bình Tân bồi thường khoản tiền 40,000USD để bồi thường cho DEF do Anh Vũ không thể giao hàng đúng hẹn và các thiệt hại khác phát sinh từ việc vi phạm nghĩa vụ của bên nhận gửi giữ của Bình Tân (Căn cứ pháp lý: Điều 302 LTM 2005) (01đ)

Ngoài ra,  nghĩa vụ bồi thường của Bình Tân với Anh Vũ còn  phải bao gồm cả phần lợi nhuận lẽ ra đã thu được từ hợp đồng mua bán hàng hóa với DEF , nếu có (căn cứ Điều 302 LTM 2005)  (01đ)