Khi đi thi, cần đọc kỹ nội dung bài thilưu ý các điểm mấu chốt; sau đó có thể tóm tắt bằng cách vẽ sơ đồ, hay gạch chân, tô màu.... thể hiện.

            1/Chủ thể trong giao dịch: chủ thể chính và chủ thể ẩn (nếu có); Đây là cơ sở để xác định Đương sự trong vụ kiện.

            2/Thời điểm xác lập giao dịch (chứ không phải lúc xảy ra tranh chấp) để xác định luật áp dụng (luật nội dung).

Còn luật hình thức (tố tụng) thì luôn áp dụng vào thời điểm xảy ra tranh chấp; (lưu ý 2 thời điểm khác nhau và áp dụng luật).

            Riêng bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì: thời điểm gây thiệt hại và thời điểm kiện tụng.

            3/Các giao dịch, quan hệ – chính là các Quan hệ PL dân sự, trong đó sẽ có Quan hệ Pháp Luật có tranh chấp mà ta cần giải quyết.

            4/Nơi có BĐS có tranh chấp, nơi cư trú của đương sự, các yếu tố NN, hủy quyết định cá biệt (như Giấy chứng nhận quyền SDĐ) . . . để xác định thẩm quyền của Tòa án.

             Trong suốt quá trình tố tụng, giải quyết 1 vụ án/tranh chấp DS luôn có những nội dung mà luật sự cần nắm vững để giải quyết hay làm bài thi :

-----------

Câu hỏi 1:     A/C hãy cho biết có các Quan hệ PL nào? (hay Quan hệ PLDS nào)

Trả lời           :           Quan hệ pháp Luật dân sự: Có hợp đồng; không có hợp đồng mà là khế ước: ( quan hệ vợ chồng; cha con,…)

-           Quan hệ pháp luật dân sự có tranh chấp: NĐ YC gì?; Bị đơn phản tố gì; người có QLNVLQ có yêu cầu độc lập ? đó là những quan hệ PL tranh chấp. hoặc trường hợp NĐ rút yêu cầu khởi kiện và bị đơn không rút YC phản tố thì sẽ hoán vị lại : BĐ TRỞ THÀNH NĐ.

-           Quan hệ pháp luật dân sự không tranh chấp:

VD1: Ông A đụng xe bà B

-           Quan hệ giữa ông A và bà B là quan hệ tranh chấp dân sự ngoài hợp đồng

-           Và ông A có mua bảo hiểm xe

VD2: 2 bên mua/ bán tivi để sử dụng thì bản chất là tranh chấp hợp đồng thương mại> áp dụng luật thương mại , LTM bồi thường 8% ; Luật dân sự điều khoản vi phạm không giới hạn.

VD3: yêu câu hủy hợp đồng giữa A với B, khi đó ai là người yêu cầu hủy hợp đồng thì > C yêu cầu hủy hợp đồng giữa A và B.

           Ghi chú:

-           Tranh chấp hợp đồng vay > áp dụng luật dân sự

-           Tranh chấp hợp đồng tín dụng> Áp dụng luật của các tổ chức tín dụng

Tùy theo bài ra, ta xác định và trả lời như sau:

Trong mối quan hệ trên, có các quan hệ pháp luật sau:

-Quan hệ PL giữa A và Cty B: là QHPL về mua bảo hiểm TNDS xe ô tô;

-Quan hệ PL giữa A và C : quan hệ trách nhiệm bồi thường ngoài HĐ

-Quan hệ PL về hợp đồng mua bán xe: giữa M và A

-Quan hệ PL về hôn nhân: giữa C và S (quan hệ vợ chồng)

- Quan hệ PL giữa bà N và Cty CH : hợp đồng gửi giữ tài sản (đối với việc gửi xe ô tô, xe gắn máy).

............

Cách trả lời: phải nói lên được quan hệ giữa chủ thể nào với chủ thể nào: là quan hệ PLDS gì hoặc ngược lại.

Có thể có những quan hệ ẩn, không nêu ra trong bài nhưng ta có thể suy diễn được và nên ghi ra, ví dụ:

- Quan hệ hợp đồng bảo hiểm giữa người lái xe ô tô, xe máy với Cty BH vì xe nào Nhà nước cũng bắt buộc mua BHTNDS;

-Quan hệ giữa vợ, chồng (nếu có)

-Quan hệ giữa người lao động, người sử dụng LĐ với Cơ quan BHXH;

-Quan hệ giữa người lái xe với chủ sở hữu xe (nếu bài không ghi người lái xe là chủ xe).

GHI CHÚ 1: ĐỐI VỚI QUAN HỆ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

Quan hệ pháp luật có tranh chấp

1+ Tranh chấp quyền sử dụng đất giữa bà Trang với ông Tiếp, ông No (khoản 9, Điều 26 BLTTDS 2015): bà Trang KK, ông No phản tố đòi lại đất.

2+ Tranh chấp liên quan đến hủy hợp đồng tặng cho công chứng giữa ông Tiếp và ông No theo yêu cầu NĐ.

3+ Tranh chấp yêu cầu hủy Giấy chứng nhận do UBND huyện Tân Trụ đã cấp cho ông Tiếp theo yêu cầu của NĐ.

Trong trường hợp này bắt buộc phải hòa giải cơ sở.

Vì cùng 1 thửa đất số 343 nhưng bà Trang đang quản lý, sử dụng từ trước đến nay, còn GCN thì lại cấp cho ông Tiếp, sau đó tặng cho ông No.

Như vậy, đây là tranh chấp quyền SDĐ (tranh chấp đất đai) vì chưa biết đất của ai (chưa rõ nguồn gốc đất của ai) theo khoản 9, Đ.26 BLTTDS.

Theo Đ.3, NQ 04/2017 của HĐTP TANDTC thì Hòa giải cơ sở là điều kiện khởi kiện đối với dạng tranh chấp này. Do đó, trường hợp này bắt buộc phải hòa giải cơ sở tại UBND xã Tân Phước Tây mới đủ điều kiện khởi kiện và Tòa án mới thụ lý giải quyết.

CSPL : Điều 202 Luật đất đai 2013 và Đ.3, NQ 04/2017 của HĐTP TANDTC

ĐÔNG XEM THÊM TRƯỜNG HỢP KHÔNG CẦN HÒA GIẢI ( HỎI * BÊN DƯỚI)

GHI CHÚ 2: NGOÀI RA CÒN CÁC LOẠI TRANH CHẤP

-           TRANH CHẤP TRONG HỢP ĐỒNG DÂN SỰ:

+ Khoản 3 Điều 26 BLTTDS

+ Các quy định về HĐDS trong BLDS

+ Các quy định về GDDS vô hiệu : Đ.122 đến 132 BLDS

+ Yêu cầu tiếp tục thực hiện HĐ;

+ Yêu cầu thực hiện nghĩa vụ của HĐ;

+ Yêu cầu tuyên bố GDDS/Hợp Đồng vô hiệu theo các Điếu từ 122 đến 132 BLDS

-           TRANH CHẤP VỀ THỪA KẾ:

+ Khoản 5 Điều 26 BLTTDS

+ Các quy định về thừa kế trong BLDS

+ Yêu cầu chia thừa kế theo DC hoặc theo PL

+  Yêu cầu tuyên bố DC vô hiệu

+ Yêu cầu tuyên bố Văn bản KNDSTK vô hiệu

Điều 133. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu

1. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật này.

Điều 167. Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình

Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.

2. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký (người thứ hai thực hiện) tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó KHÔNG BỊ VÔ HIỆU.

Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba BỊ VÔ HIỆU, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa.

Điều 168. Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình

Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 133 của Bộ luật này.

3. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.

Bảo vệ theo Hiệu lực Công tín (bảo đảm bằng quyền lực NN theo Luật trách nhiệm bồi thường NN).

-Trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại của các chủ thể có lỗi

CÁC TRANH CHẤP DÂN SỰ THƯỜNG GẶP

-           TRANH CHẤP VỀ QUYỀN SDĐ:

+ Khoản 9 Điều 26 BLTTDS

+ Luật Đất đai 2013

+ Luật Nhà ở

+ Yêu cầu hòa giải cơ sở trước KK

NQ.04/2017 HĐTP

+Yêu cầu công nhận HĐ chuyển nhượng QSDĐ (N1).

+ Yêu cầu công nhận QSDĐ là Di sản (N2)

+ Yêu cầu công nhận QSDĐ là tài sản chung/riêng (N5)

+  Yêu cầu xác định ai là người có QSDĐ

-           TRANH CHẤP VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HĐ:

+ Khoản 6 Điều 26 BLTTDS

+ Các quy định về BTTHNHĐ trong BLDS: Đ 584 -

+ Nghị quyết 02/2022 của HĐTP

+ Yêu cầu bồi thường thiệt hại: Đối với bên bị thiệt hại cần chứng minh: 1.Có hành vi trái PL của bên gây thiệt hại; 2.Có MQH nhân- quả; 3.Có thiệt hại thực tế và tổn thất tinh thần và 4.Bên thiệt hại không có lỗi

-           TRANH CHẤP VỀ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

+ Điều 28 BLTTDS

+ Luật HN-GĐ 2014

+ Phải có Giấy đăng ký kết hôn hoặc Hôn nhân thực tế trước ngày 03/01/1987 (thể hiện qua hộ khẩu ghi nhận là V-C, khai sinh các con có tên cha-mẹ và ngày sinh trước ngày 3/1/87.

+ .Yêu cầu ly hôn

+ Quyền nuôi con

+ Chia tài sản chung khi ly hôn

+ Nợ chung khi ly hôn

-           TRANH CHẤP VỀ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

+ Điều 30 BLTTDS

+ Luật TM 2003

+ Yêu cầu tiếp tục thực hiện HĐ;

+ Yêu cầu thực hiện nghĩa vụ của HĐ;

+ Yêu cầu tuyên bố GDDS/Hợp Đồng vô hiệu theo các Điếu từ 122 đến 132 BLDS

-           TRANH CHẤP VỀ LAO ĐỘNG

+ Điều 32 BLTTDS

+ Bộ LLĐ 2019

+ Một số tranh chấp yêu cầu hòa giải cơ sở trước khi KK NQ.04/2017 HĐTP

+ Vi phạm HĐLĐ như tiền lương, nơi làm việc, công việc, thời giờ làm việc do vi phạm HĐLĐ

+ Yêu cầu hủy Quyết định sa thải hay Quyết định đơn phương chấm dứt HĐLĐ

+ Tranh chấp về quyền lợi BHXH, BHYT, BTTN với cơ quan BHXH

----------

            Ngoài ra, bài thi còn có thể đưa ra 1 hợp đồng để ta xác định đó là quan hệ hợp đồng gì:

VD: Đề ra 1 quan hệ vay tiền giữa 1 cá nhân/tổ chức với 1 tổ chức tín dụng (Ngân hàng, HTX tín dụng, Tổ chức tài chính) thì ta phải xác định và trả lời:

- quan hệ vay tiền giữa 1 cá nhân với 1 ngân hàng là quan hệ hợp đồng tín dụng - được quy định trong Luật các tổ chức Tín dụng. (chứ không phải là Hợp đồng vay tài sản theo Bộ luật DS).

VD: Hợp đồng mua bán ti vi giữa 2 công ty (đây là pháp nhân thương mại) là dạng quan hệ hợp đồng gì ?

-Trả lời: Hợp đồng mua bán Tivi giữa công ty A và Cty B là Hợp đồng Thương mại được quy định tại Luật Thương Mại vì

+ Đây là 2 pháp nhân thương mại;

+Có mục đích kinh doanh, có lợi nhuận.

(Chứ không phải là hợp đồng mua bán hàng hóa trong Bộ luật Dân sự)

Cách gọi khác: Quan hệ tín dụng hay quan hệ kinh doanh thương mại

Mẫu đáp án:  QHPLDS

Ngoài HĐ      Các mối quan hệ pháp luật dân sự trong vụ án - (Ví dụ 1):

           Quan hệ pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa chị LTS và anh NVH. (2,5điểm)

           Quan hệ pháp luật về hợp đồng bảo hiểm giữa anh NVH và Công ty bảo hiểm BM. (2,5điểm)

Mẫu QHPL trong HĐ

Tín dụng, thế chấp, bảo lãnh          Ví dụ 7: (2,5đ):

           -Quan hệ HĐ tín dụng: giữa Ngân hàng và Cty Đỗ Gia;

            - Quan hệ HĐ thế chấp: Giữa Ngân hàng và ông Tiến

-           Quan hệ bảo lãnh:Giữa Ô Tiến và Cty Đỗ Gia

              -  Quan hệ tài sản chung của vợ chồng: Tiến - Oanh

----------

Câu hỏi 2:     A/C cho biết PLDS có tranh chấp?

Trả lời Khi làm bài, ta nên ghi ra các QHPL như câu 1 (ghi ngắn gọn), sau đó xác định và trả lời:

VD 1: Vụ án bồi thường ngoài hợp đồng:

-Quan hệ PLDS có tranh chấp trong vụ kiện này là:

+Tranh chấp về Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Do A lái xe, vi phạm quy định về giao thông, gây thiệt hại cho C.

+Tranh chấp về Bồi thường theo Hợp đồng Bảo hiểm: Do A mua BH TNDS của Cty B nhưng Cty B không chịu bồi thường cho C theo HĐ mà 2 bên đã ký kết.

VD 4: Tranh chấp trong vụ án lao động:

-Quan hệ PLDS có tranh chấp trong vụ kiện này là:

+Tranh chấp về quyết định số 70 về xử lý kỷ luật theo hình thức sa thải của Cty T đối với anh Vinh;

+Tranh chấp về tiền lương theo HĐLĐ đã ký giữa anh Vinh và Cty T.

+Tranh chấp về tiền lương và tiền đóng BHXH cho những ngày anh Vinh không có việc làm vì bị sa thải trái pháp luật.

Cách trả lời: Phải viết đủ 3 nội dung gồm: Tên PLDS có tranh chấp; Giải thích lý do tranh chấp và giữa những chủ thể nào với nhau.

----------

Câu hỏi 3      A/C cho biết đương sự của vụ kiện - Quy định tại Điều 68 BLTTDS

Trả lời Dựa vào tóm tắt những chủ thể của bài thi, các tranh chấp phát sinh mà ta xác định chủ thể của vụ kiện, sau đó trả lời:

Gồm có 3 nhóm CHÍNH: NĐ, BĐ, NCQL, NVLQ

1.         Nguyên đơn: Là ai, why là NĐ? Theo khoản 2 điều 68

2.         Bị đơn: Là ai, why là BĐ? Theo khoản 3 điều 68

3.         Người có Quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Theo khoản 4 điều 68 Liệt kê ra càng nhiều càng tốt:

-           Ví dụ: Gồm bà A là vợ của ông B

4.         Những người tham gia tố tụng khác: Thẩm phán, KSV, Thư ký

5.         Những người tham gia khác: LS, người làm chứng

Ghi chú: Trong trường hợp thừa kế : Ông A chết nhưng không nói gì đến Cha mẹ của ông A thì nghĩa là Cha Mẹ của ông A chết trước ông A> họ đó họ không hưởng thừa kế từ ông

VD 1: Vụ án bồi thường ngoài hợp đồng:

-Các đương sự của vụ kiện gồm:

+Nguyên đơn: là chị S - là người bị thiệt hại do hành vi trái PL của anh H nên khởi kiện để yêu cầu bồi thường. CSPL: K.2,Điều 68 BLTTDS.

+Bị đơn: là ông H, người gây tai nạn và gây thiệt hại cho chị S. CSPL: khoản 3, Điều 68 BLTTDS.

+Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: CSPL: khoản 4, Điều 68 BLTTDS.

 .Công ty BH B: Cty bán BHTNDS cho H.

 .Chồng chị S (nếu có)

 . Vợ ông H (nếu có)

Cơ sở pháp lý : khoản 2, 3, 4 Đ.68 BLTTDS

Nội dung trả lời: Tư cách đương sự theo PL: Tên đương sự, giải thích vì sao. Cơ sở PL.

Hoặc: Tên đương sự: Tư cách đương sự theo PL, giải thích vì sao. Cơ sở PL.

Lưu ý: Trong tranh chấp về thừa kế thì một nguyên đơn có quyền kiện bất kỳ người đồng thừa kế nào. Do đó, lưu ý người có ý chống lại yêu cầu chia thừa kế hoặc người đang quản lý di sản (cũng là người thừa kế, còn nếu người quản lý di sản khg phải là người thừa kế thì chỉ là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan).

Lúc này bám theo đề bài để chọn Bị đơn, nếu lăn tăn thì:

1/Đưa tất cả vào làm đồng bị đơn hoặc

2/Chia  làm cả 2 trường hợp (viết tách ra nhưng không cần viết ở hai nơi vì đều phù hợp mà không xung đột nội dung).

 3/Xem những câu hỏi phía dưới của bài thi xem họ định hướng tư cách của những người này.

Tư cách ĐS trong vụ tranh chấp HĐ tín dụng, thế chấp, bảo lãnh        (2,5đ): Ví dụ 7

+ Nguyên đơn: Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam là người khởi kiện yêu cầu Cty Đỗ Gia thanh toán tiền vay theo HĐ Tín dụng và xử lý tài sản thế chấp theo HĐ thế chấp.

+ Bị đơn: Công ty TNHH Đỗ Gia là bên vay tiền

+ Người có quyền và nghĩa vụ liên quan:

   .Ông Tiến: người đứng ra bảo lãnh bằng tài sản

   .bà  Oanh: vợ ông Tiến, người đồng sở hữu tài sản dùng để bảo lãnh

+Cơ sở PL: khoản 2, 3, 4 Điều 68 BLTTDS

Tư cách ĐS trong vụ án tranh chấp thừa kế         (10 điểm)

-Nguyên đơn: ông G là người khởi kiện và được Tòa án thụ lý. CSPL K2, Đ.68 BLTTDS (2,5điểm)

-Bị đơn: Cụ L, bị ông G khởi kiện. CSPL K3, Đ.68 BLTTDS (2,5điểm)

Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: CSPL K4, Đ.68 BLTTDS:

+ ông H, bà M; là những đồng thừa kế. (2,5điểm)

+ các con của bà N là anh X, chị Y, chị Z và chồng bà N. Là những người thừa kế của bà N. (2,5điểm).

-----------

Câu hỏi 4      Khi gặp khách hàng lần đầu, A/C sẽ trao đổi những gì?

Trả lời:  Đây là tình huống chung cho tất cả các vụ kiện DS

Khi gặp khách hàng lần đầu, Ls sẽ trao đổi những nội dung sau:

1/Tư cách của khách hàng liên quan đến vụ kiện: phải là đương sự của vụ kiện: nguyên đơn, bị đơn, người có QL và NV liên quan, vì chỉ là người trong cuộc thì mới nắm bắt được nội dung tranh chấp, biết được quyền lợi của mình bị xâm phạm thế nào và yêu cầu LS bảo vệ.

(nếu không liên quan thì yêu cầu đưa người cần tư vấn đến gặp LS).

Yêu cầu cung cấp giấy tờ về nhân thân của khách hàng.

2/Yêu cầu trình bày sự thật khách quan của vụ kiện: Nội dung của vụ kiện, ai tranh chấp với ai, nội dung tranh chấp.

3/Yêu cầu cung cấp: tài liệu, chứng cứ, giấy tờ tùy thân của những người có liên quan (khai sinh, kết hôn, khai tử, CMND, CCCD....)

4/Yêu cầu của khách hàng về vụ kiện: yêu cầu LS bảo vệ cái gì,

5/Chốt lại định hướng, quan điểm giải quyết vụ kiện: Đưa ra các khả năng của vụ kiện, quan điểm của LS thế nào để phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

6/ Ký kết HĐDVPL và làm Yêu cầu Ls tham gia bảo vệ để làm thủ tục đăng ký bảo vệ tại Tòa án.

Đây là trường hợp đề bài hỏi cụ thể: Trong vụ kiện yêu cầu Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, LS cần thu thập tài liệu, chứng cứ gì?

Trả lời :

Tài liệu, chứng cứ cần thu thập trong vụ Bồi thường thiệt hại ngoài HĐ gồm: (10 điểm)

           Tài liệu chứng minh NVH có hành vi trái PL: Các tài liệu về vụ tai nạn giao thông do cơ quan công an lập (nếu có) như: Sơ đồ hiện trường, Biên bản hiện trường vụ tai nạn giao thông… . (2,5điểm).

           Mối quan hệ nhân-quả: hành vi trái PL của NVH gây thương tích cho chị S theo giấy chứng nhận thương tích của BV nơi cấp cứu, điều trị và gây hư hỏng xe SH theo biên bản hiện trường và bảng báo chi phí sửa chữa của Head Honda.

           Tài liệu chứng minh về Lỗi:

-Chị S không có lỗi: Biên bản hiện trường, Lời khai các nhân chứng để chứng minh chị LTS không vi phạm luật lệ giao thông (đi đúng phần đường dành cho xe máy, không đi quá tốc độ quy định…);  Giấy Đăng ký xe máy, có bằng lái xe hợp lệ, giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới của chị LTS . (2,5điểm)

-Chứng minh anh NVH có lỗi hoàn toàn: Biên bản  hiện trường, Lời khai các nhân chứng chứng minh NVH lái xe ô-tô tốc độ nhanh, lấn làn đâm vào xe máy chị LTS. (2,5điểm)

           Thiệt hại thực tế: Tài liệu giám định thương tật của chị LTS; Các chứng từ về thiệt hại yêu cầu bồi thường (chi phí cứu chữa, bồi dưỡng phục hồi sức khỏe; thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút; tiền công người chăm sóc; chi phí sửa chữa xe máy bị hư hỏng…). (2,5điểm).

            Tùy vào từng vụ kiện mà LS yêu cầu tài liệu, chứng cứ, nhưng phải ghi theo nhóm tiêu chí để tránh thiếu sót (dư thì mất thời gian):

VD: Bồi thường thiệt hại ngoài HĐ (xem ô phía trên)

VD: Tranh chấp ly hôn: sẽ có 4 nhóm vấn đề cần giải quyết:

1/Về hôn nhân: Giấy đăng ký Kết hôn, CMND/CCCD, HK. Bằng chứng về lý do ly hôn như bạo hành, ngoại tình . . . .có BB xử phạt hành chính càng tốt, có hình ảnh, clip ghi hình, tin nhắn. . . .

Hôn nhân thực tế (trước ngày 03/01/1987) thì Không có Giấy đăng ký KH nên cần cung cấp : Khai sinh các con sinh trước ngày 03/01/1987 hoặc Hộ khẩu có ghi là vợ, chồng.

2/Về con chung: cần Giấy Khai sinh; nếu có giành quyền nuôi con thì phải kèm theo chứng cứ chứng minh: khả năng tài chính, điều kiện ăn ở, học tập; quá trình chăm sóc, nuôi dạy con....Nếu có ly thân thì nên đưa con theo ở cùng. . . .

3/Về tài sản chung: Giấy chứng nhận tài sản chung (nhà, đất, xe). Nguyên tắc: không chứng minh được là TS riêng thì đó là tài sản chung

4/Về nợ chung: Hợp đồng vay tiền, giấy vay nợ....nếu đứng tên 1 người thì tùy mình là LS cho bên nào :

-Nếu khách hàng của mình vay 1 mình thì phải chứng minh người còn lại cũng biết việc vay này, mục đích của việc vay tiền là sử dụng chung....

-Nếu khách hàng của mình không ký tên vay, không biết việc vay thì phải chứng minh người kia vay riêng, mục đích của việc vay tiền là sử dụng riêng....để không có nghĩa vụ thanh toán.

Như vậy : tài liệu, chứng cứ sẽ gồm:

1/Về nhân thân: Giấy tờ tùy thân, liên quan của các đương sự trong vụ kiện.

2/Về nội dung tranh chấp/Tài sản: có bao nhiêu nội dung tranh chấp/tài sản tranh chấp thì mỗi nội dung sẽ yêu cầu tài liệu chứng cứ gì. (viết theo từng nội dung nha, không viết gộp) 

Hỏi * Khi nào thì cần hòa giải ở cơ sở (thủ tục tiền tố tụng)?

Trong tranh chấp DS có nội dung cần phải làm trước khi nộp đơn cho Tòa án (gọi là thủ tục TIỀN TỐ TỤNG):

1/Tranh chấp quyền sử dụng đất:  để xác định thế nào là tranh chấp đất đai hay tranh chấp Liên quan đến đất đai ta xem Điều 3, Nghị quyết 04/2017 của HĐTP Tòa án tối cao. Nếu xác định là tranh chấp đất đai (theo khoản, KHOẢN 9, Đ.26 BLTTHS về thẩm quyền của Tòa) thì BẮT BUỘC phải tiến hành hòa giải cơ sở ở UBND cấp xã nơi có đất.

-Những tranh chấp liên quan đến đất đai như: Tranh chấp HĐ chuyển nhượng quyền sử dụng đất (khoản 2, Đ.26 BLTTDS); Tranh chấp thừa kế liên quan đến đất đai (khoản 5, Đ.26 BLTTDS) và Tranh chấp chia tài sản là đất đai khi ly hôn (Đ.28 BLTTDS) thì KHÔNG BẮT BUỘC phải tiến hành hòa giải cơ sở.

Lưu ý : Nếu tranh chấp liên quan đến đất đai (hợp đồng chuyển nhượng đất bằng giấy tay, chia thừa kế mà chưa có GCN hoặc cấp GCN sai đối tượng, chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn mà chưa có GCN) thì trường hợp này là Tranh chấp quyền sử dụng đất kết hợp với tranh chấp chuyển nhượng, thừa kế, chia tài sản...). Lúc này Tòa án phải ra phán quyết đất có của ai thì mới giải quyết các tranh chấp tiếp theo được.

(Xem Ví dụ 11, Ví dụ 12 - GCN cấp sai đối tượng)

2/Tranh chấp lao động tập thể về quyền: Xem Luật Lao động 2019. Nội dung này chủ yếu là xác định tranh chấp này có phải tiến hành Hòa giải cơ sở trước hay không mà thôi ==> xem Khoản 1, Đ.188 BLLĐ về những trường hợp không yêu cầu hòa giải.

Quy định này cũng được giải thích trong Điều 3, Nghị quyết 04/2017 của HĐTP Tòa án tối cao.

Không cần hòa giải

            -Tình huống: A và B tranh chất thừa kế về khu đất do cha, mẹ để lại nhưng  đã được cấp GCN quyền SDĐ. Hỏi trong trường hợp này khi nộp đơn KK, Tòa yêu cầu phải về UBND xã T hòa giải, ý kiến anh/chị thế nào?

Trả lời:

-Trường hợp này Không bắt buộc phải tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND phường/xã T. Yêu cầu của Tòa án là không đúng.  (2,5điểm)

- Giải thích: Vì đây là tranh chấp di sản thừa kế chứ không phải tranh chấp quyền sử dụng đất để xác định ai có quyền sử dụng đất. (5,0 điểm)

- Căn cứ: Điều 3 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/05/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về Điều kiện khởi kiện. (2,5điểm)

Phải hòa giải  -Tình huống: A và B tranh chất về khu đất nằm giữa 2 nhà mà trước đây mỗi bên sử dụng canh tác 1 thời gian, hiện giờ đang bỏ trống chưa cấp GCN quyền SDĐ cho ai. Hỏi trong trường hợp này Tòa yêu cầu phải về UBND xã T hòa giải, ý kiến anh/chị thế nào?

Trả lời:

-Vụ kiện này bắt buộc phải tiến hành hòa giải cơ sở về tranh chấp đất đai tại UBND phường/xã  (2,5điểm)

- Giải thích: Do đây là tranh chấp quyền sử dụng đất giữa A và B để xác định ai có quyền sử dụng đất đối với thửa đất này. (5,0 điểm)

-Căn cứ: Khoản 3 Điều 8 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về yêu cầu hòa giải và Đ.135 Luật Đất đai. (2,5điểm)

HOẶC

Theo Điều 3 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/05/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về Điều kiện khởi kiện.

Lưu ý  Nghĩa là: Phải xác định tranh chấp này là tranh chấp đất đai (chưa biết ai có quyền sử dụng, chiếm hữu khu đất này) thì mới bắt buộc yêu cầu hòa giải cơ sở.

Còn tranh chấp liên quan đến đất đai : tranh chấp về thừa kế, tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, Tranh chấp hợp đồng đặt cọc quyền sử dụng đất thì KHÔNG cần hòa giải cơ sở, nhưng thực tế có cũng tốt vì đôi khi hòa giải được, còn làm bài thi thì phải trả lời theo quy định.

---------

Câu hỏi 5:     Thẩm quyền của Tòa án

Trả lời:

Dạng Hỏi độc lập     1.         Bước 1: Thẩm quyền chung

2.         Bước 2: Thẩm quyền theo cấp Tòa

-           Tất cả Tòa sơ thẩm là cấp huyện bao gồm KHOẢN 4 ĐIỀU 35

-           TRỪ KHOẢN 3 ĐIỀU 35, ĐIỀU 34: HỦY QUYẾT ĐỊNH CÁ BIỆT

3.         Bước 3: Thẩm quyền theo lãnh thổ: CHIA RA 2 DẠNG CÓ THỂ THEO TÒA ÁN NƠI NUYÊN ĐƠN HOẶC THEO TÒA ÁN NƠI BỊ ĐƠN Điều 39, Khoản 1 điều 39, chỉ khi nào tranh chấp theo KHOẢN 9, ĐIỀU 26.

Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ kiện là TAND . . . . , bởi vì:

-Xét về thẩm quyền chung: Căn cứ theo Đ.26  Đ.32 BLTTDS thì vụ kiện….thuộc thẩm quyền của Tòa án.

-Xét về thẩm quyền theo lãnh thổ: Căn cứ Đ.39 để xác định

+Ưu tiên 1: Tòa án nơi có BĐS (nếu là Tranh chấp đất đai);

+ Ưu tiên 2: Tòa án nơi Nguyên đơn cư trú/có trụ sở (Nếu các bên có thỏa thuận Nguyên đơn sẽ kiện khi có tranh chấp về sau này)

+ Ưu tiên 3: Tòa án nơi thường trú, tạm trú, nơi có trụ sở của Bị đơn (tất cả các trường hợp còn lại)

Lưu ý: Lúc này chỉ khoanh vùng được Tòa án theo khu vực địa lý mà chưa xác định được cấp Tòa án huyện hay tỉnh nha.(  LƯU Ý ĐIỀU 40 ƯU TIÊN CHO NĐ)

-Xét về thẩm quyền theo cấp Tòa: Căn cứ Đ.35 , Đ.37 hoặc Đ.34  xem Tòa cấp Huyện hay cấp Tỉnh có thẩm quyền (Dùng Phương pháp loại trừ: Nếu khi nào không thuộc Tòa cấp Tỉnh thì mới thuộc Tòa cấp huyện TRỪ KHOẢN 4, Đ.35 BLTTDS)

+ Nếu thuộc Khoản 3, Đ.35 thì thuộc Tòa cấp Tỉnh,

+ Nếu thuộc Đ.37 thuộc Tòa cấp Tỉnh

+ hoặc Đ.34 về quyết định cá biệt của UBND cấp Huyện thì Thuộc Tòa án Tỉnh. (KHI CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN LẦN ĐẦU)

 Nếu không thuộc thẩm quyền Tòa án Tỉnh  thì mới  thuộc Tòa cấp Huyện theo Khoản 1 hay khoản 4 Điều 35 BLTTDS.

-Nếu Xác định là Tòa án cấp tỉnh thì nên đưa thêm căn cứ là :

+ Căn cứ do đương sự ở Nước ngoài:  điểm b, khoản 1, Điều 7  NQ số 03/2012/NQ-HĐTP của HĐTP TANDTC thì vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. (2,5điểm).

Tranh chấp về BĐS có yếu tố NN 

Cách trả lời trường hợp cụ thể:

-Thẩm quyền giải quyết vụ án này thuộc Toà án nhân dân tỉnh H. Tại vì

1.Xét về thẩm quyền: đây là tranh chấp về BĐS thuộc thẩm quyền chung của Toà án  căn cứ khoản 9, Đ.26 BLTTDS 2015 (gọi tắt là BLTTDS )

2. Xét về lãnh thổ: Do tranh chấp là BĐS nên Toà án nơi có BĐS  là Toà có thẩm quyền theo điểm c, khoản 1, Đ.39 BLTTDS. (có thể là Tòa cấp huyện or cấp tỉnh nơi có BĐS - chưa xác định)

3.Xét thẩm quyền theo cấp: Theo Khoản 3, Đ.35 thì đây là vụ án Dân sự có yếu tố nước ngoài ( do ông Khánh, bà Hoè là đương sự đang định cư ở NN) nên không thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện mà thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp tỉnh.

+Điểm c, khoản 1, Đ.37 : thuộc tòa án tỉnh.

4.CCPL: khoản 9, Đ.26; điểm c, khoản 1, Đ.39; khoản 3, Đ.35, Điểm c, khoản 1, Đ.37 BLTTDS.

Dạng hỏi ghép:         Nếu là câu hỏi ghép (1 câu mà hỏi nhiều ý, trong đó có ý này) thì chỉ trả lời đơn giản như: 

 +Thẩm quyền thuộc Tòa án nhân dân thành phố N, tỉnh K. (2,5đ)

 + Căn cứ: khoản 1, Điều 30; điểm b, khoản 1, Đ.35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. (2,5đ)

Tuy nhiên, các bạn nên làm đủ 3 bước nhưng ngắn gọn như sau:

-Theo K1, Đ.30 BLTTDS (Tranh chấp HĐ kinh doanh - thương mại) : Thuộc thẩm quyền của Tòa

-Theo Đ.39 BLTTDS : Tòa án Nơi bị đơn có trụ sở

-Theo Đ.35, Đ.37 BLTTDS: không thuộc thẩm quyền Tòa cấp tỉnh nên thuộc thẩm quyền Tòa cáp huyện là Tòa án Tp N, tỉnh K.   

Khởi kiện ly hôn có tranh chấp BĐS:        Ví dụ 8: Anh Minh cần nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân quận Long Biên, thành phố Hà Nội.

- Căn cứ pháp lý:

+ Khoản 1 Điều 28 : Tranh chấp về ly hôn, chia TS khi ly hôn  thuộc thẩm quyền của Tòa án; (thẩm quyền chung)

+điểm a khoản 1  Điều 39 BLTTDS: Tòa án nơi thường trú của bị đơn là có thẩm quyền (Thẩm quyền theo lãnh thổ)

+ điểm a khoản 1 Điều 35: Tranh chấp về HN và GN theo Đ.28 thuộc thẩm quyền Tòa án cấp Huyện; (Thẩm quyền theo cấp tòa)

+ Khoản 4, khoản 5, Điều 8 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sđbs một số điều của BLTTDS.

Tranh chấp BĐS có yếu tố NN       Ví dụ 9: (1 cách trả lời khác)

- Thẩm quyền giải quyết vụ án: Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên. (2,5điểm)

- Giải thích:

+ Cách 1:

Do Bà D là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, nên đây là vụ án có đương sự ở nước ngoài (2,5điểm).

Theo quy định tại khoản 3 Điều 35; điểm c khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015 (2,5điểm);

Theo điểm b khoản 1 Điều 7 NQ số 03/2012/NQ-HĐTP của HĐTP TANDTC thì vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. (2,5điểm).

+ Cách 2:

Trong vụ án này, bà D có yêu cầu Tòa án hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà UBND thành phố Tuy Hòa đã cấp cho ông V, bà T (2,5điểm). Theo quy định tại Khoản 4 Điều 34 BLTTDS 2015 (2,5điểm); khoản 4 Điều 32 Luật Tố tụng hành chính 2015, vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh (2,5điểm).

(Thí sinh chỉ cần giải thích 1 trong 2 hướng đều được điểm theo đáp án)

----------

Câu hỏi 6:     Để tham gia phiên tòa sơ thẩm, là LS anh/chị cần chuẩn bị những gì?

Trả lời : Đăng ký bảo vệ tại Tòa ĐIỀU 27 LLS, ĐIỀU 75 BLTTDS (giải thích thủ tục đăng ký)

1. Đọc, nghiên cứu hồ sơ;

2. Tìm kiếm, yêu cầu TÒA ÁN cung cấp tài liệu chứng cứ chứng minh; sao chụp hồ sơ chứng cứ,..

3. Soạn, tìm các quy phạm pháp luật liên quan;

4. Sắp xếp hồ sơ vụ kiện theo từng chủ đề;

5. Soạn câu hỏi cho phần hỏi - đáp. Xác định đương sự để hỏi, nội dung hỏi, mục đích hỏi;

6. Dự liệu các tình huống có thể xảy ra trong phiên tòa: Ví dụ : Tạm ngưng phiên Tòa, Tạm hoãn, Đình chỉ,…

7. Soạn dự thảo luận cứ bảo vệ cho thân chủ tại Tòa;

----------

Câu hỏi 7:     Anh chị chuẩn bị cho phần hỏi – đáp cho phiên tòa sơ thẩm

Trả lời : Xác định đương sự để hỏi, nội dung hỏi, mục đích hỏi. Tùy vào mỗi tình huống (đề bài) mà ta xác định cần:

1. Hỏi ai (chủ thể nào)

2. Hỏi nội dung gì ? 

3. Cần làm rõ vấn đề gì? Mục đích của việc hỏi.

            Trường hợp đề bài cho cụ thể vấn đề cần làm rõ và yêu cầu lập câu hỏi thì ta Phải bám vào sự việc để lập câu hỏi cụ thể:

-Người cần hỏi cụ thể: nội dung cần hỏi để làm rõ vấn đề mà ta cần làm sáng tỏ và chứng minh cho quan điểm của mình

Câu hỏi:         Nêu tóm tắt LC bảo vệ, nêu những điểm chính của LC bảo vệ, nêu lập luận để phản bác yêu cầu của ai đó...

Trả lời : Nêu định hướng hoặc quan điểm bảo vệ :

Luận cứ thông thường sẽ có 4 phần:

Phần 1: Giới thiệu tư cách LS tham gia vụ án (không cần thiết)

Phần 2: Tóm tắt nội dung vụ án (ngắn gọn thôi, chỉ khi đề yêu cầu tóm tắt LC bảo vệ)

Phần 3: Nội dung chính

Nêu những luận cứ để bảo vệ quan điểm bảo vệ của mình

Mỗi ý viết 1 câu; mỗi câu khoản 4, 5 dòng. (không viết dài).

 Phần 4: Đề nghị HĐXX

-Chấp thuận yêu cầu khởi kiện của NĐ (nếu là LS bảo vệ NĐ)/hoặc chấp nhận yêu cầu PHẢN TỐ của BĐ/ Chấp nhận yêu cầu ĐỘC LẬP của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan

-Đưa ra các yêu cầu cụ thể, mỗi yêu cầu ghi riêng ra, nếu có viện dẫn/dẫn chiếu điều luật thì đưa vào.

-Nếu yêu cầu trả tiền nợ, thanh toán tiền bồi thường, đưa tiền cấp dưỡng . . .thì yêu cầu trả 1 lần khi bản án có hiệu lực pháp luật.

Khi đề bài chỉ yêu cầu Hãy nêu những điểm chính của Luận cứ thì chỉ làm phần 3 và phần 4 (bỏ phần 1 và 2)

Mẫu  Luận cứ Bồi thường ngoài Hợp đồng           

Ví dụ 1: luận cứ bảo vệ Trách nhiệm bồi thường ngoài HĐ:

Hãy tóm tắt luận cứ bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho chị LTS. (15 điểm)

           Tóm tắt nội dung vụ án. (2,5điểm)

           Xác định lỗi thuộc về anh NVH, chị LTS không có lỗi.(2,5điểm)

           Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về anh NVH. (2,5điểm): Tính mạng bị xâm phạm ĐIỀU 590; 591 BLDS; yêu cầu bồi thường nhân phẩm: 30 lần mức lương cơ sở; Yêu cầu xâm phạm thi thể mồ mả: 10 lần mức lương cơ sở.

           Nêu các khoản thiệt hại yêu cầu bồi thường (150 triệu đồng); yêu cầu bồi thường về tổn thất tinh thần do xâm phạm về sức khỏe. (2,5điểm)

Yêu cầu bồi thường một lần ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật.

           Căn cứ pháp luật:

+  Điều 608, 609 Bộ luật Dân sự; (2,5điểm)

+ Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn một số quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. (2,5điểm)

Mẫu luận cứ trong việc thế chấp nhà mà Vợ không biết 

Ví dụ 2: Nêu những điểm chính của luận cứ bảo vệ bà Oanh:

- Nhà đất 23 TKD., thành phố N. tuy do ông Tiến đứng tên chủ sở hữu nhưng là tài sản chung của vợ chồng ông Tiến và bà Oanh, vì được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân. (5 đ)

- Ông Tiến thế chấp nhà đất thuộc quyền sở hữu chung của vợ chồng để bảo đảm cho khoản tiền vay Ngân hàng của Công ty TNHH Đỗ Gia mà không có sự đồng ý của bà Oanh là vi phạm quy định của pháp luật về định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung, xâm phạm quyền tài sản của bà Oanh nên hợp đồng thế chấp là vô hiệu.(5 đ)

- Việc ông Tiến đứng tên một mình trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất và việc hợp đồng thế chấp có công chứng, có đăng ký giao dịch bảo đảm không làm mất đi quyền sở hữu của bà Oanh đối với nhà đất 23 T.K.D., thành phố N. (5 đ)

- Đề nghị Tòa án:

+Chấp nhận yêu cầu độc lập của bà Oanh - người có QL và NV liên quan

+ Tuyên bố hợp đồng thế chấp tài sản vô hiệu; (2,5đ)

+ Bác yêu cầu của Ngân hàng về việc xử lý tài sản thế chấp; (2,5đ)

+ Buộc Ngân hàng phải trả lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đối với nhà đất 23 T.K.D., thành phố N. cho bà Oanh và ông Tiến. (2,5đ).

Mẫu Luận cứ bác yêu cầu chia thừa kế khi di chúc chung chưa có hiệu lực - Những điểm chính của luận cứ bảo vệ:

- Di chúc chung của cụ L và cụ E lập ngày 18/12/2002 theo BLDS 2005 là hợp pháp. (0,50 điểm)

- Di chúc chung của vợ chồng chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ chồng cùng chết (Điều 668 BLDS 2005). Trong di chúc chung lập ngày 18/12/2002 cũng ghi rõ “Di chúc này chỉ có hiệu lực sau khi cả hai vợ chồng chúng tôi đều đã qua đời”.(2,5điểm)

- Do đó, khi cụ L còn sống thì di chúc chung của cụ L và cụ E chưa có hiệu lực. (2,5điểm)

- Cụ L có quyền sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản thuộc quyền sở hữu của mình (khoản 2 Điều 664 BLDS). (2,5điểm)

- Đối với di chúc liên quan đến phần di sản của cụ E, tuy cụ L không có quyền thay đổi, nhưng cũng chỉ có hiệu lực khi cụ L chết. (2,5điểm)

- Cụ L còn sống, nên việc ông G khởi kiện yêu cầu hưởng di sản của cụ E để lại là chưa đủ điều kiện khởi kiện. (2,5điểm)

- Đề nghị Tòa án:

+ Căn cứ điểm B khoản 1 Điều 168; + Trả lại đơn khởi kiện cho ông G. (2,5điểm)

+  khoản 2 Điều 192 BLTTDS: + Đình chỉ giải quyết vụ án. (2,5điểm)

Lưu ý  Khi bắt đầu làm phần luận cứ các bạn nên viết ĐỊNH HƯỚNG BẢO VỆ: bảo vệ cho ai, quan điểm bảo vệ thế nào: để 1/tránh bảo vệ sai đối tượng, 2/quan điểm đó giúp chúng ta bám sát nội dung trình bày luận cứ. Cụ thể:

Ví dụ: Quan điểm bảo vệ cho chị S là được bồi thường toàn bộ thiệt hại ngoài hợp đồng khi bản án có hiệu lực pháp luật;

Ví dụ: Quan điểm bảo vệ cho bà Oanh là được Tỏa chấp nhận yêu cầu độc lập, tuyên HĐ thế chấp tài sản vô hiệu và Ngân hàng phải trả lại GCN cho bà Oanh;

Trong thời gian gần đây, việc nêu quan điểm hay định hướng bảo vệ còn được cho điểm thi.

---------

Câu hỏi 7:     Các trường hợp Hoãn phiên Tòa

Trả lời : Điều 233. Thời hạn hoãn phiên tòa và quyết định hoãn phiên tòa

Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 56, khoản 2 Điều 62, khoản 2 Điều 84, Điều 227, khoản 2 Điều 229, khoản 2 Điều 230, khoản 2 Điều 231, KHOẢN 1 ĐIỀU 232 và Điều 241, KHOẢN 1 ĐIỀU 296  của Bộ luật này;

a)         Luật sư (Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp) của ĐƯƠNG SỰ : vắng mặt lần 2 không lý do; không có đơn xin hoãn ( Lần 1 vắng có đơn xin hoãn),: > Tòa vẫn xử THEO ĐIỂM Đ KHOẢN 2, ĐIỀU 227.

b)        Đương sự ( NĐ, BĐ, NCQLNV liên quan) vắng mặt lần 2 không lý do; không có đơn xin hoãn ( Lần 1 vắng có đơn xin hoãn):Thì Tòa án đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu KK ( NĐ); Đình chỉ phản tố (BĐ); Đình chỉ yêu cầu độc lập ( NGƯỜI QLNVLQ); khi đó sẽ HOÁN ĐỔI vị trí cho nhau  nếu các bên còn lại không rút yêu cầu tranh chấp THEO KHOẢN 2 ĐIỀU 227;

c)         KSV VẮNG MẶT:

-           TẠI PHIÊN TÒA KSV thay đổi > Quyết định hoãn phiên tòa KHOẢN 2 ĐIỀU 62

-           Phiên Tòa SƠ THẨM > KHÔNG HOÃN KHOẢN 1 ĐIỀU 232

-           Phiên Tòa PHÚC THẨM> HOÃN/KHÔNG HOÃN >HOÃN KHI KSV CÓ KHÁNG NGHỊ ĐIỀU KHOẢN 1 ĐIỀU  296

d)        Người làm chứng/phiên dịch Giám định viên: Vắng lần 2 không lý do, vắng 1 có đơn xin hoãn: > TÙY NGHI THEO DỮ LIỆU ĐỀ BÀI THEO ĐIỀU 229; ĐIỀU 230; ĐIỀU 231, KHOẢN 2 ĐIỀU 84, ĐIỀU 241

e)         Thư ký: VẮNG SƠ THẨM, PHÚC THẨM: HOÃN KHOẢN 2 ĐIỀU 56

           GHI CHÚ: ĐỐI VỚI VỤ ÁN LY HÔN :

+ Làm theo hướng KHỞI KIỆN LY HÔN NHANH HƠN VÌ NẾU VẮNG KSV VẪN XỬ;

+ THUẬN TÌNH LY HÔN thì sẽ có KSV ( VÌ TÒA ÁN LÀM THEO THỦ TỤC QUA BÊN VIỆN KIỂM SÁT NỮA) dẫn đến lâu hơn.

Câu hỏi:         Các trường hợp Tạm đình chỉ vụ kiện

Trả lời:  Điều 214. Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

----------

Câu hỏi 8:     Các trường hợp Đình chỉ vụ kiện

Trả lời:     Điều 217. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

-Trường hợp 1: Trường hợp Nguyên đơn vắng mặt: Khoản 2 Điều 217 và Điều 227

+  Lần 1:  Hoãn

+ Lần 2: Vắng không lý do, hoặc ko có lý do bất khả kháng; chia làm 2 trường hợp sau:

           Nếu BĐ KHÔNG rút yêu cầu khởi tố, người có QL, NV LQ rút yêu cầu độc lập> Đình chỉ yêu cầu khởi kiện của NĐ>: Hoán đổi vị trí  NĐ > BĐ ; BĐ > NĐ K2 ĐIỀU 217

           Nếu BĐ rút yêu cầu khởi tố, người có QL, NV LQ KHÔNG rút yêu cầu độc lập> Đình chỉ yêu cầu khởi kiện của NĐ>: Hoán đổi vị trí  QL, NV LQ > NĐ ; NGƯỜI NÀO BỊ KIỆN THEO YÊU CẦU NÀO TRỞ THÀNH BỊ ĐƠN> NĐ K2 ĐIỀU 217

----------

Câu hỏi cuối:           Thường là câu dạng mở để thí sinh xử lý tình huống và hay áp dụng Án lệ: Nhờ đứng tên Nhà đất dùm và có tranh chấp

Trả lời:

-Khi nhờ đứng tên nhà, đất dùm và đã có tranh chấp thì anh/chị xử lý thế nào:

+Trả lại cho người nhờ đứng tên số tiền đã bỏ ra đầu tư.

+Tính công sức của người quản lý tài sản;

+Nếu không xác định được công sức quản lý thì chia đôi số tiền chênh lệch do bán tài sản mà có

==> Án lệ số 02/2016

Quyết định của bản án sơ thẩm về tiền lãi do chậm trả tiền vay            -Bài sẽ cho nội dung phần phán quyết của Tòa trong bản án: từ đó nhận định phần phán quyết đó có phù hợp hay không?

==> đối chiếu Án lệ số 8/KDTM để biết. 

KHÁNG CÁO          

a)         Thời hạn kháng cáo từ khi có bản án sơ thẩm: KHOẢN 1 ĐIỀU 273.

b)        Kháng cáo quá hạn: ĐIỀU 275

KHÁNG NGHỊ VKS

            Thời hạn kháng nghị với với VKS cùng cấp là 15 ngày; cấp trên là 30 ngày theo KHOẢN 1, ĐIỀU 280.

TÁI THẨM

            Nếu có tình tiết mới thì sẽ theo thủ tục tái thẩm ĐIỀU 351

Tòa Tối cao: chỉ có 1;

Tòa cấp cao : chia thẩm quyền theo lãnh thổ (hay khu vực), có Tòa cấp cao tại TpHCM, tại Đà Nẵng và Hà Nội.

GIÁM ĐỐC THẨM

            Tư vấn xem xét bản án theo trình tự giám đốc thẩm: quy định tại điều 326 của BLTTDS.

+ Ls T nên nghiên cứu lại toàn bộ hồ sơ vụ án, soạn đơn yêu cầu giám đốc thẩm cho bà Oanh theo quy định tại điều 328 BLTTDS.

   + Gửi đơn đề nghị xem xét bản án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm đến người có thẩm quyền kháng nghị là Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ theo quy định tại khoản 2, điều 331 BLTTDS.

            Do đó, thí sinh nên đọc các án lệ để biết nội dung và hướng giải quyết của Tòa án NDTC. không chỉ giúp cho việc thi mà còn giúp cho việc hành nghề LS sau này.

           Tóm lại: TRONG 1 VỤ ÁN/ VỤ VIỆC DÂN SỰ /HÌNH SỰ CÁCH XỬ LÝ THEO MỘT HOẶC NHIỀU PHƯƠNG ÁN NHƯ SAU:

 1.      Phương án 1: Tôn trọng sự thật của các bên ( dựa trên những chứng cứ trong vụ án/ vụ việc)> phù hợp với quy định pháp luật.

2.      Phương án 2: Đối với sự thỏa thuận của các bên thì dựa trên sự thỏa thuận các bên để giải quyết, tuy nhiên nếu vụ án không có sự thỏa thuận thì dựa trên quy định pháp luật giải quyết. ví dụ: Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất, khi bên A không mua, bên B không có quyền yêu cầu bên A đền cọc vì theo luật bên A đã chịu mất cọc.,…

3.      Phương án 3: Áp dụng Tập quán pháp tại nơi đó để giải quyết;  ví dụ như Miền Tây thì 1 chục là 12 cái,….

4.      Áp dụng Án lệ

5.      Áp dụng lẽ công bằng 

Ví dụ : Cha Mẹ có 1 căn nhà duy nhất tặng cho gia đình con trai ( thỏa thuận miệng: Cha mẹ sẽ sống chung cùng các con), trong hợp đồng công chứng tại phòng công chứng không thể hiện điều khoản thỏa thuận ràng buộc nêu trên; khi đó sau 1 thời gian gia đình người con trai đuổi cha mẹ ra khỏi nhà.

- Lúc này Cha Mẹ có thể khởi kiện gia đình người con trai này đòi lại nhà VÌ LẼ CÔNG BẰNG, bởi vì: Cha Mẹ chỉ có 1 căn nhà để ở không lý nào tặng cho các con mà mình đi ra đường ngủ bụi.

Chúc các bạn thi tốt!