Khi thấy yêu cầu khởi kiện của khách hàng A yếu thế hơn bên kia nên Luật sư X bàn với khách hàng của mình chi thêm tiền đưa cho Luật sư Y để Luật sư Y thuyết phục thân chủ của mình đồng ý hòa giải theo hướng có lợi cho khách hàng A.


Bài tập tình huống: 

Luật sư X bảo vệ quyền lợi cho khách hàng A và Luật sư Y bảo vệ quyền lợi cho khách hàng B trong một vụ án dân sự “Tranh chấp thừa kế tài sản”. Khi thấy yêu cầu khởi kiện của khách hàng A yếu thế hơn bên kia nên Luật sư X bàn với khách hàng của mình chi thêm tiền đưa cho Luật sư Y để Luật sư Y thuyết phục thân chủ của mình đồng ý hòa giải theo hướng có lợi cho khách hàng A. Luật sư X nói với khách hàng A rằng Luật sư Y cũng đồng ý với gợi ý đó rồi. Khách hàng A chấp nhận chi thêm tiền để làm việc đó. Vì vậy, sau khi 2 luật sư thực hiện xong sự thỏa thuận, vụ án đã được hai bên hòa giải thành và Tòa án đã ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

Sau đó, trong một buổi gặp nhau nói chuyện, khách hàng A cho khách hàng B biết mình đã chi thêm tiền cho Luật sư X đưa cho Luật sư Y nên vụ án mới hòa giải thành được. Khách hàng B thấy vậy, tức giận cho rằng Luật sư Y đã xâm phạm quyền lợi của mình nên đòi lại tiền thù lao và cả số tiền nhận thêm để đưa cho khách hàng A. Luật sư Y thừa nhận điều đó nhưng không trả lại tiền theo yêu cầu của khách hàng B, vì lý do Luật sư Y làm như vậy là để bảo vệ tình đoàn kết giữa anh em với nhau, có lợi cho cả hai bên.

Câu hỏi:

1.      Việc 2 luật sư thỏa thuận lấy tiền thêm của khách hàng để hòa giải như thế có vi phạm Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam không? Nếu có thì vi phạm Quy tắc nào?

2.      Luật sư Y có vi phạm Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam trong quan hệ với khách hàng không?

3.      Nếu là Luật sư Y, anh/chị sẽ xử xự thế nào trong trường hợp này?

Giải đáp:

Câu 1:

-          2 luật sư có vi phạm Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư.

-          2 luật sư đã vi phạm Quy tắc 21.2 của Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư 2019 “Luật sư không được thông đồng với luật sư của khách hàng có quyền lợi đối lập với khách hàng của mình để cùng mưu cầu lợi ích cá nhân bất chính”.

Câu 2:

-          Luật sư Y có vi phạm Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.

-          Luật sư Y đã vi phạm Quy tắc 9.3“Luật sư không được nhận tiền hoặc bất kỳ lợi ích vật chất nào khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện vụ việc gây thiệt hại đến lợi ích của khách hàng”.

Câu 3:

-     Thương lượng và xin lỗi khách hàng.

-     Nếu thương lượng không được thì hoàn trả toàn bộ số tiền đã nhận của khách theo yêu cầu.