Đến khi nhận được Thông báo về phiên xử phúc thẩm trước ngày xử 10 ngày, khách hàng B vẫn không thanh toán tiền, Văn phòng luật sư A ra Thông báo đơn phương chấm dứt Hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng B.
Bài tập tình huống:
Văn phòng luật sư A và khách
hàng B ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý với nội dung cung cấp dịch vụ luật sư bảo vệ
quyền lợi cho khách hàng B trong một vụ án dân sự từ khi khởi kiện đến khi kết
thúc phiên tòa phúc thẩm. Số tiền thù lao hai bên thỏa thuận trọn gói là 100
triệu đồng, được thanh toán theo phương thức:
- Thanh toán lần đầu số tiền 60 triệu ngay sau khi ký
kết Hợp đồng.
- Nếu bản án sơ thẩm bị kháng cáo, vụ án phải xét xử
phúc thẩm thì ngay sau khi có Thông báo kháng cáo của Tòa án, khách hàng thanh
toán số tiền 40 triệu đồng còn lại để luật sư tác nghiệp chuẩn bị cho phiên
xử phúc thẩm.
Phiên xử sơ thẩm kết thúc, quyền
lợi của khách hàng được Tòa án bảo vệ, nhưng bản án sơ thẩm lại bị bên khách
hàng đối phương kháng cáo và Tòa án cấp sơ thẩm đã ra thông báo cho khách hàng
B biết vụ án đã có kháng cáo. Theo Hợp đồng, khách hàng B phải thanh toán số
tiền 40 triệu đồng cho Văn phòng luật sư A. Nhưng vì hoàn cảnh tài chính khó
khăn, khách hàng B đề nghị Văn phòng luật sư A cho chậm nộp số tiền này trong
thời hạn 45 ngày để chuẩn bị tiền. Văn phòng luật sư A đồng ý và hai bên lập một
Phụ lục hợp đồng điều chỉnh thời hạn thanh toán số tiền này là 45 ngày.
Hết thời hạn theo Phụ lục hợp đồng,
Văn phòng luật sư A yêu cầu thanh toán tiền nhưng khách hàng B lại xin khất
cho đến khi có thông báo ngày xét xử phúc thẩm của Tòa phúc thẩm. Văn phòng Luật
sư A cũng đồng ý và chỉ yêu cầu khách hàng B viết bản cam kết trả tiền theo sự
thỏa thuận đó. Đến khi nhận được Thông báo về phiên xử phúc thẩm trước ngày xử
10 ngày, khách hàng B vẫn không thanh toán tiền, Văn phòng luật sư A ra Thông
báo đơn phương chấm dứt Hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng B. Khách hàng B
đến Văn phòng luật sư A cố gắng năn nỉ, nhưng không được chấp nhận, vì lý do
không có gì đảm bảo khách hàng thực hiện cam kết trả tiền khi kết thúc hợp đồng.
Câu hỏi:
1. Việc ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý và điều chỉnh thời hạn
trả tiền bằng Phụ lục cùng với Bản cam kết của khách hàng có phù hợp với pháp
luật không? Tại sao?
2. Việc Văn phòng luật sư A quyết định đơn phương chấm dứt
hợp đồng với khách hàng B có vi phạm Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật
sư Việt Nam không? Tại sao?
3. Nếu anh/chị là Trưởng văn phòng luật sư A, anh/chị sẽ
giải quyết như thế nào?
Giải đáp:
Câu
1:
-
Việc ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý và điều chỉnh thời hạn trả tiền bằng
Phụ lục và Bản cam kết của khách hàng là có phù hợp với pháp luật. Vì:
+
Hình thức Hợp đồng
bằng văn bản. (Quy tắc 10.5. Khi nhận
vụ việc của khách hàng, luật sư phải ký kết hợp đồng dịch vụ
pháp lý, trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác. Trong hợp đồng dịch vụ
pháp lý phải xác định rõ yêu cầu của khách hàng, mức thù lao và những nội dung
chính khác mà hợp đồng dịch vụ
pháp lý phải có theo quy định của pháp luật).
+
Hợp đồng, Phụ lục và Bản cam kết được ký với sự tự nguyện của các bên.
+
Nội dung Hợp đồng
không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Câu
2:
-
Việc văn phòng luật
sư A đơn phương chấm dứt Hợp đồng là phù hợp với Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề
nghiệp luật sư Việt Nam. Vì:
Khách
hàng B đã vi phạm cam kết nghĩa vụ trả tiền theo Hợp đồng, Phụ lục hợp đồng và
Bản cam kết. Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp
luật sư Việt Nam cho phép trong trường hợp
này, Văn phòng luật sư được đơn phương chấm dứt Hợp đồng, cụ thể được quy
định tại Quy tắc 13.1.3 “Khách hàng vi phạm cam kết theo hợp đồng dịch vụ pháp lý mà các bên không thể thỏa thuận được
hoặc quan hệ giữa luật sư với khách hàng bị tổn hại không phải do lỗi của luật
sư”
Căn cứ theo Quy tắc 14. Giải quyết khi luật sư đơn phương chấm
dứt thực hiện dịch vụ pháp lý “Khi đơn phương chấm dứt thực hiện
dịch vụ pháp lý theo Quy tắc 13, luật sư cần có thái độ tôn trọng khách hàng,
thông báo bằng văn bản cho khách hàng trong thời hạn hợp lý để khách hàng có điều kiện tìm luật sư khác, đồng thời
giải quyết nhanh chóng các vấn đề liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký kết”.
Câu
3: (tùy theo quan điểm của các luật sư lựa chọn hướng
giải quyết phù hợp)
-
Trước sự năn nỉ
và hoàn cảnh của khách hàng, khách hàng cũng xin gia hạn việc trả tiền,
thì Trưởng văn phòng cần thông cảm với khó khăn thực tế của khách hàng, không
nên đơn phương chấm dứt mà tiếp tục thực hiện Hợp đồng.
Hoặc lựa chọn trên căn cứ:
-
Do khách hàng vi phạm nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng dịch vụ pháp lý, căn cứ theo Quy tắc 13.1.3 Văn phòng luật sư sẽ đơn phương chấm dứt hợp đồng. Căn cứ theo Quy
tắc 14 giải quyết khi luật sư đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý “Khi đơn phương chấm dứt thực hiện
dịch vụ pháp lý theo Quy tắc 13, luật sư cần có thái độ tôn trọng khách hàng,
thông báo bằng văn bản cho khách hàng trong thời hạn hợp lý để khách hàng có điều kiện tìm luật sư khác, đồng thời
giải quyết nhanh chóng các vấn đề liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký kết”.