Công ty sẽ có hai thành viên góp vốn là Nhà Đầu Tư Nhật Bản (nắm giữ 70% vốn điều lệ) và Bà H (nắm giữ 30% vốn điều lệ).
Bài tập tình huống:
Công ty TNHH Thương Mại Dịch vụ Quốc Tế (“Công Ty”) là một công ty TNHH
hai thành viên trở lên được thành lập tại Thành phố H. theo giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp do Phòng ĐKKD thuộc Sở KH&ĐT Thành phố H. cấp ngày
01/08/2015. Công ty có vốn điều lệ là 1 tỷ đồng, do Bà H. góp 300 triệu đồng
(chiếm 30% vốn điều lệ); và Ông C. góp 700 triệu đồng (chiếm 70% vốn điều lệ).
Công ty đã đăng ký các ngành nghề kinh doanh: (i) hoạt động tư vấn quản lý;
(ii) bán buôn hàng vải, hàng may sẵn, giày dép. Tuy nhiên, trên thực tế Công ty
chỉ thực hiện hoạt động tư vấn quản lý.
Ông C dự kiến chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình tại Công ty cho
một “Nhà Đầu Tư Nhật Bản”. Sau khi hoàn tất việc chuyển nhượng, Công ty sẽ có
hai thành viên góp vốn là Nhà Đầu Tư Nhật Bản (nắm giữ 70% vốn điều lệ) và Bà H
(nắm giữ 30% vốn điều lệ). Giả thiết là những ngành nghề kinh doanh nói trên
không hạn chế tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.
1. Anh/ chị hãy tư vấn cho Nhà Đầu Tư
Nhật Bản về các thủ tục để Nhà Đầu Tư Nhật Bản được nhận chuyển nhượng quyền sở
hữu 70% vốn điều lệ từ ông C theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và các văn bản
hướng dẫn thi hành của hai luật này (2 điểm)
Tình tiết
bổ sung:
Sau khi nhà
Nhà Đầu Tư Nhật Bản sở hữu 70% vốn điều lệ trong Công ty, Công ty dự kiến mở rộng
kinh doanh sang lĩnh vực mới là “kinh doanh và vận hành chuỗi cửa hàng cà phê
và ăn uống” tại hai thành phố lớn là Thành phố H.N. và Thành phố H. theo hình
thức nhận quyền thương mại từ tập đoàn hàng đầu của Mỹ với thương hiệu “New
Star” (Tập Đoàn New Star”)
Công ty (“Bên
Nhận Nhượng Quyền”) và Tập Đoàn New Star (“Bên Nhượng Quyền”) đã ký Hợp đồng nhượng
quyền (“Hợp đồng nhượng quyền”) vào tháng 6/2016 trong đó có một số điều khoản
quy định như sau:
(i)
Nếu
Bên Nhận Nhượng Quyền vi phạm bất kỳ điều khoản nào trong Hợp đồng nhượng quyền
thì Bên Nhận Nhượng Quyền phải bồi thường mọi thiệt hại mà Bên Nhượng Quyền
gánh chịu (bao gồm cả thiệt hại trực tiếp và gián tiếp) cho bên nhượng quyền
theo quy định của Luật thương mại Việt Nam;
(ii)
Hợp
Đồng Nhượng Quyền được giải thích và điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam. Trong
trường hợp pháp luật Việt Nam không có quy định thì áp dụng Luật Singapore,
(iii)
Các
nhân sự quản lý của Công Ty phải cam kết giữ bí mật toàn bộ thông tin liên quan
đến Hợp Đồng Nhượng Quyền trong suốt thời hạn của Hợp Đồng Nhượng Quyền và
trong thời hạn 2 năm sau ngày chấm dứt Hợp Đồng Nhượng Quyền; và
(iv)
Các
nhân sự quản lý của Công Ty phải cam kết không được làm việc cho bất kỳ đối thủ
cạnh tranh nào của Tập Đoàn New Star tại thị trường Việt Nam trong suốt thời hạn
của Hợp Đồng Nhượng Quyền và trong thời hạn 2 năm sau ngày chấm dứt Hợp Đồng
Nhượng Quyền.
2. Anh/chị hãy nhận định
về hiệu lực pháp lý và khả năng thi hành của các điều khoản trên của Hợp Đồng
Nhượng Quyền. (3đ)
ĐÁP ÁN:
1: Anh Chị hãy tư vấn cho Nhà đầu tư
Nhật Bản về các chấp thuận cần thiết tại Việt Nam (bao gồm cả thời gian dự kiến
để hoàn tất việc xin chấp thuận) để Nhà đầu tư NB có thể nhận chuyển nhượng 70%
vốn điều lệ từ ông C (2 đ)
1.1 Ưu tiên chào bán phần vốn góp cho
bà H
(0.5đ)
- Theo quy định của
Điều 53.1 của Luật Doanh Nghiệp số 68/2014/QH13 (Quốc Hội, ngày 26/11/2014)
(“Luật Doanh Nghiệp”), thành viên còn lại của Cty là bà H có quyền ưu tiên mua
phần vốn góp dự kiến chuyển nhượng của ông C. (0.25đ)
- Ông C phải chào
bán toàn bộ phần vốn góp của mình cho bà H; và nếu bà H từ chối mua hoặc không
mua hết phần vốn góp được chào bán trong thời hạn luật định thì ông C có quyền
chào bán cho Nhà đầu tư NB.
(0.25đ)
(Lưu ý : so sánh với nội dung LDN 2020, áp dụng từ 01/01/2021)
1.2 Xin chấp thuận góp vốn, mua cổ phần
của Nhà đầu tư nước ngoài (0.5đ)
Theo Điều 26 của
Luật đầu tư số 67/2014/QH13 (Quốc Hội, ngày 26/11/2014) (“Luật Đầu tư”), Nhà đầu
tư NB cần thực hiện thủ tục đăng ký, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh
tế:
- Cơ quan đăng ký:
Sở kế hoạch và đầu tư Tp.HCM ban hành Thông báo về việc Đáp Ứng Điều Kiện Góp Vốn,
Mua Cổ Phần, Mua Lại Phần Vốn Góp Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài.
- Mở tài khoản đầu
tư gián tiếp cho Nhà đầu tư NB tại Ngân hàng hoạt động tại VN (0.5đ)
(Lưu ý: Xem đ.25,
26 LĐT 2004 để biết các điều kiện nhà đầu tư cần thực hiện khi đầu tư tại VN)
(Lưu ý : so sánh với nội dung LĐT 2020, áp dụng từ 01/01/2021)
1.3 Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp điều chỉnh:
(0.5đ)
Theo Điều 29.3 và
Điều 31.1 của Luật Doanh Nghiệp, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi,
Cty phải thực hiện thủ tục thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của
Cty để ghi nhận Nhà đầu tư NB là thành viên góp vốn sở hữu 70% vốn điều lệ của
Cty (Thay cho ông C). Cơ quan đăng ký điều chỉnh: Sở kế hoạch và đầu tư Tp.HCM
(Lưu ý : so sánh với nội dung LDN 2020, áp dụng từ 01/01/2021)
2: Nhận định về hiệu lực pháp lý và
khả năng thi hành của các điều khoản sau trong Hợp đồng nhượng quyền (3đ)
2.1 Nếu bên nhận nhượng quyền vi phạm
bất kỳ điều khoản nào trong Hợp đồng nhượng quyền thì Bên nhận nhượng quyền phải
bồi thường mọi thiệt hại cho Bên nhượng quyền mà Bên nhượng quyền gánh chịu
(Bao gồm cả thiệt hại trực tiếp và gián tiếp) theo quy định của Luật Thương mại
(LTM 2005) (0,75đ)
- Theo Điều 11.1 của
LTM, các bên có quyền tự do thỏa thuận trong hoạt động thương mại nhưng không
được trái với các quy định của pháp luật. (0.25đ)
- Theo Điều 302.2
của LTM, giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp
mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên
bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. (0.25đ)
- Do đó, Bên Nhượng
Quyền chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với thiệt hại thực tế, trực
tiếp do hành vi vi phạm của Bên Nhận Nhượng Quyền gây ra theo quy định tại điều
302.2 của LTM, mà không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với các thiệt
hại gián tiếp.
(0.25đ)
(Lưu ý:
- Về HĐ nhượng quyền nên xem NĐ
35/2006 ngày 31/3/2006 và NĐ120/2011 ngày 26/12/2011 sửa đổi, bổ sung
- Về BTTH trong HĐTM nên xem đ.302
LTM để xác định các nội dung yêu cầu BTTH
2.2 Hợp đồng Nhượng quyền được giải
thích và điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam. Trong trường hợp pháp luật Việt Nam
không có quy định thì áp dụng luật Singapore
(1đ)
- Theo điều 11.1 của
Luật Thương Mại, các bên có quyền tự do thỏa thuận trong hoạt động thương mại
nhưng không được trái với các quy định của pháp luật. (0.25đ)
- Theo điều 5.2 của
Luật Thương Mại, các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được
thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp
luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc
cơ bản của pháp luật Việt Nam. Do Tập Đoàn New Star là 1 pháp nhân thành lập tại
nước ngoài nên Hợp đồng Nhượng Quyền có thể thỏa thuận để điều chỉnh bằng pháp
luật Singapore. Do vậy, quy định về việc chọn luật Việt Nam và Luật Singapore
có hiệu lực pháp luật. Việc lựa chọn đồng thời luật của hai quốc gia không vi
phạm pháp luật Việt Nam và phù hợp với tư pháp quốc tế. (0.5đ)
- Tuy nhiên, trong
thực tiễn xét xử, việc TA Việt Nam áp dụng pháp luật nước ngoài trong giải quyết
tranh chấp còn rất nhiều hạn chế, hầu như không thực hiện được.
(0.25đ)
(Lưu ý: Về luật áp dụng khi tranh chấp
có yêu tố nước ngooài trong hoat động thương mại, xem đ.5 LTM 2005 và đ.14 LĐT
2014)
2.3 Các nhân sự quản lý của Cty phải
cam kết giữ bí mật toàn bộ thông tin liên quan đến Hợp đồng Nhượng Quyền trong
suốt thời hạn của Hợp đồng Nhượng Quyền và trong thời hạn 2 năm sau ngày chấm dứt
Hợp đồng Nhượng quyền (0.5đ)
- Theo Điều 11.1 của
Luật Thương Mại, các bên có quyền tự do thỏa thuận trong hoạt động thương mại
nhưng không được trái với các quy định pháp luật. (0.25đ)
- Pháp luật Việt
Nam không cấm các bên thỏa thuận về việc cam kết giữ bí mật toàn bộ thông tin
liên quan đến Hợp đồng Nhượng quyền trong suốt thời hạn của Hợp đồng Nhượng quyền
và trong thời hạn 2 năm sau ngày chấm dứt Hợp đồng nhượng quyền. Do đó, quy định
này có thể thi hành được.
(0.25đ)
(Lưu ý: Xem thêm k.2 đ.23 BLLD 2012:
Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật
công nghệ theo quy định của pháp luật, thì người sử dụng lao động có quyền thỏa
thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh
doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp người
lao động vi phạm.
(Lưu ý : so sánh với quy định tại BLLĐ 2019, áp dụng từ 01/01/2021)
01/01/2021)
2.4 . Các nhân sự quản lý của Cty phải
cam kết không được làm việc cho bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào của Tập Đoàn New
Star tại thị trường Việt Nam trong suốt thời hạn của Hợp đồng Nhượng Quyền và
trong thời hạn 2 năm sau ngày chấm dứt Hợp đồng Nhượng quyền.
(0.75đ)
- Theo Điều 11.1 của
Luật Thương Mại, các bên có quyền tự do thỏa thuận trong hoạt động thương mại
nhưng không được trái với các quy định pháp luật (0.25đ)
- Theo điều 5.1
(a) của Bộ Luật Lao động số 10/2012/QH13 (Quốc Hội, ngày 18 tháng 6 năm 2012)
(“Bộ Luật Lao động”). người lao động có quyền “làm việc, tự do lựa chọn việc
làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không phân biệt đối
xử.”
(0.25đ)
- Nếu Hợp đồng lao
động của người quản lý của Cty chấm dứt trước khi hết thời hạn của cam kết
không cạnh tranh này thì Cty không thể đảm bảo được người quản lý đó không làm
việc cho đối thủ cạnh tranh; và trong trường hợp này Cty có thể bị coi là vi phạm
quy định của Hợp đồng Nhượng quyền, và bộ luật lao động. (0.25đ)
(Lưu ý: Xem thêm: Đ.10 BLLD 2012: người lao động được làm việc cho bất kỳ người sử dụng
lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm ; so sánh với quy định tại BLLĐ
2019, áp dụng từ 01/01/2021) 01/01/2021)