Do hết hợp đồng thuê nhà và ông X không cho thuê nữa, các ông X, Y, Z đã bán phần tài sản đầu tư vào cửa hàng cho ông H với giá 280 triệu/phần x 3 phần và sau đó 3 ông X, Y, Z thuê nhà 12 Võ Thị Sáu Q1 để mở lại nhà hàng Phù Đổng.


Bài tập tình huống: 

Công ty TNHH A (sau đây gọi là Cty A) thành lập năm 2014, trụ sở tại số 10 Cống Quỳnh, Q1, Tp. HCM do Ông Nguyễn X làm Giám đốc có chức năng kinh doanh mặt hàng ăn uống. Ngày 30/5/2016, Cty A ký hợp đồng thuê nhà 14 Trần Hưng Đạo của ông Đỗ H với thời hạn 3 năm để mở Nhà hàng Phù Đổng. Nhà hàng này do 5 người góp vốn kinh doanh gồm ông Nguyễn X, Nguyễn Y, Tô Z, Đỗ T và Đỗ V (hai ông V và T là em ruột ông Đỗ H)

Ngày 31/7/2018, cty A có đơn xin đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa và được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp GCN số 82102 bảo hộ nhãn hiệu “Nhà hàng Phù Đổng” với logo gồm hình vẽ nhà hàng và người cưỡi ngựa.

Do hết hợp đồng thuê nhà và ông X không cho thuê nữa, các ông X, Y, Z đã bán phần tài sản đầu tư vào cửa hàng cho ông H với giá 280 triệu/phần x 3 phần và sau đó 3 ông X, Y, Z thuê nhà 12 Võ Thị Sáu Q1 để mở lại nhà hàng Phù Đổng.

Ngày 17/7/2019, ông Đỗ T và Đỗ V thành lập Cty TNHH Phù Đổng Thiên Vương với chức năng kinh doanh nhà hàng do ông V làm giám đốc và là đại diện theo pháp luật. Ngày 18/7/2019, Cty TNHH Phù Đổng Thiên Vương thành lập nhà hàng Phù Đổng Thiên Vương tại số 14 Trần Hưng Đạo Q1 và giao ông H làm quản lý nhà hàng.

Ngày 23/11/2019, Cty A ký hợp đồng với báo SGGP thông báo chuyển địa điểm nhà hàng Phù Đổng Thiên Vương từ 14 Trần Hưng Đạo về 12 Võ Thị Sáu.

Sau đó ngày 08/12/2019, ông H có ký hợp đồng với báo SGGP để đăng lời cảm ơn của nhà hàng Phù Đổng Thiên Vương trong 3 ngày 9, 10, 11 tháng 12/2019 với nội dung: “Nhân dịp kỷ niệm 3 năm ngày thành lập nhà hàng Phù Đổng Thiên Vương số 14 Trần Hưng Đạo, Q1, Tp. HCM chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý khách đã dành tình cảm cho nhà hàng chúng tôi trong thời gian qua.” Đồng thời sử dụng 1 phần logo mà Cty A đã đăng ký bảo hộ là hình vẽ nhà hàng in trên góc tờ đăng tin quảng cáo.

Ngày 27/1/2020, Cty TNHH Phù Đổng Thiên Vương làm đơn xin đăng ký nhãn hiệu hàng hoá và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp GCN số 35309 bảo hộ nhãn hiệu chữ Phù Đổng Thiên Vương cho dịch vụ kinh doanh nhà hàng, đại lý mua bán ký gửi hàng hóa.

Đại diện Cty A nhờ VPLS giúp tư vấn và tham gia giải quyết tranh chấp sở hữu nhãn hiệu hàng hóa.

1.     Anh chị là luật sư được cử tư vấn, anh chị sẽ tư vấn như thế nào cho Cty A?

2.     Hãy giúp Cty A chuẩn bị hồ sơ, văn bản lập luận để giải quyết tranh chấp quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa

 

ĐÁP ÁN:

 

1/. Anh chị là luật sư được cử tư vấn, anh chị sẽ tư vấn như thế nào cho Cty A? (1,50 đ)

 

Cơ sở pháp lý: Bộ Luật TTDS, BLDS, Luật Sở hữu trí tuệ.

Những vấn đề cần tư vấn:

-         Xác định tư cách pháp lý của ông Đỗ H

-         Xác định tư cách tham gia tố tụng của các bên

-         Phạm vi, lĩnh vực vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

-         Thủ tục giải quyết tranh chấp

 

2/. Hãy giúp Cty A chuẩn bị hồ sơ, văn bản lập luận để giải quyết tranh chấp quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa  (03,50 đ)

 

a). Hồ sơ gồm          (1 điểm)

* GCNĐKDN của Phù Đổng Thiên Vương

* Các giấy tờ pháp lý liên quan đến việc nhượng vốn

* GCNĐKKD của “Nhà hàng Phù đổng” và của Cty A

* GCN đăng ký nhãn hiệu hàng hóa (GCN số 82102)

 

b). Lập luận của luật sư                           2.5 điểm

-         Ông Đỗ H không là thành viên cty TNHH Phù Đổng Thiên Vương mà chỉ là người đại diện quản lý nhà hàng theo sự ủy quyền của GĐ Cty TNHH Phù Đổng Thiên Vương

-         Cty TNHH Phù Đổng Thiên Vương được thành lập do 2 sáng lập viên là ông Đỗ T. và Đỗ V. Nhà hàng Phù Đổng Thiên Vương thuộc Cty TNHH Phù Đổng Thiên Vương đứng tên đăng ký, nộp thuế và làm nghĩa vụ với nhà nước. Nay có tranh chấp về biển hiệu cửa hàng thì Cty TNHH Phù Đổng Thiên Vương là người tham gia tố tụng với tư cách là bị đơn của vụ kiện

-         Nguyên đơn: Cty TNHH A

-         Bị đơn: Cty TNHH Phù Đổng Thiên Vương có đại diện theo ủy quyền của bị đơn là ông Đỗ H.

-         Tòa án chấp thuận 1 phần yêu cầu khởi kiện của Cty TNHH A đối với Cty TNHH Phù Đổng Thiên Vương do xâm phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu hàng hóa ở nhóm dịch vụ nhà hàng đồ ăn thức uống đã đăng ký của Cty TNHH A.

-         Cty TNHH Phù Đổng Thiên Vương – cụ thể là nhà hàng số 14 Trần Hưng Đạo không được phép sử dụng nhãn hiệu hàng hóa trên biển hiệu là hình vẽ nhà hàng như logo của Cty TNHH A

-         Cty TNHH Phù Đổng Thiên Vương chỉ vi phạm nhãn hiệu hàng hóa ở nhóm dịch vụ nhà hàng đồ ăn thức uống nên sẽ không được phép lấy tên biển hiệu, cửa hàng ăn uống, nhà hàng là Phù Đổng Thiên Vương.

-         Cục Sở hữu công nghiệp có quyết định thu hồi GCN đăng ký nhãn hiệu hàng hóa đã cấp cho Cty TNHH Phù Đổng Thiên Vương chỉ đối với nhóm dịch vụ nhà hàng, đồ ăn thức uống.

-         Đối với nhóm dịch vụ buôn bán, đại lý mua bán ký gửi hàng hóa thì Cty TNHH Phù Đổng Thiên Vương không vi phạm vì Cty A được cấp GCN bảo hộ chữ Nhà hàng Phù Đổng còn Cty TNHH Phù Đổng Thiên Vương lấy tên cửa hàng là Phù Đổng Thiên Vương. Hai cụm từ này khác hoàn toàn về kết cấu câu và số lượng chữ của biển hiệu nên không thể gây nhầm lẫn cho khách hàng và cũng không xâm phạm đến quyền sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký của Công ty A cũng như không gây nhầm lẫn cho khách hàng và không vi phạm các quy định của pháp luật về việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ.

 

Lưu ý : cần nêu các điều luật cụ thể trong mỗi đáp án