Vào năm 2021, AZ Future Pte,LTd (nhà đầu tư) là công ty được thành lập và hoạt động theo pháp luật Singapore, muốn mua cổ phần từ cổ phần các cổ đông cá nhân của “Công ty”.
Bài tập tình huống:
Công ty Cổ phần Kinh doanh Thương mại Giải pháp được
thành lập năm 2017, có trụ sở chính đặt tại quận Cầu Giấy, Hà Nội (“Công ty”).
Công ty kinh doanh phân phối bán buôn và bán lẻ nội thất, với 05 cơ sở bán lẻ của
Công ty tại khu vực phía Bắc. Mức vốn điều lệ hiện tại của công ty là 100 tỷ đồng,
bao gồm các cổ đông sáng lập sau:
1.
Bà Lưu Thị Văn An, cá nhân, quốc tịch Việt
Nam, sở hữu 23% vốn điều lệ.
2.
Ông Đặng Quang Chiến, cá nhân, quốc tịch
Việt Nam, sở hữu 25% vốn điều lệ.
3.
Ông Lê Việt Tuấn, cá nhân, quốc tịch Việt
Nam, sở hữu 27.5% vốn điều lệ (Người đại diện theo pháp luật)
4.
Công ty TNHH SX Tầm Nhìn, công ty 2TV trở
lên thành lập tại Việt Nam, sở hữu 24.5% vốn điều lệ.
Vào năm 2021, AZ
Future Pte,LTd (nhà đầu tư) là công ty
được thành lập và hoạt động theo pháp luật Singapore, muốn mua cổ phần từ cổ phần
các cổ đông cá nhân của “Công ty”. Nhà đầu tư đã gặp và đưa đề xuất này với các
cá nhân với đề nghị giá trị chuyển nhượng 75.5% cổ phần là 3 triệu USD .
Nhà đầu tư tìm đến
VPLS của anh chị, đề nghị tư vấn trong giao dịch mua bán cổ phần dự kiến.
CÂU
HỎI VÀ ĐÁP ÁN:
1)
Với tư cách là luật sư của nhà đầu
tư, hãy tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến giao dịch dự kiến mà nhà đầu tư
cần cân nhắc.
- Ngành nghề và sản phẩm của công ty không bị
hạn chế chuyển nhượng nên nhà đầu tư nước ngoài có thể mua.
- 75,5 % theo quy định rại Đ 25, 26 Luật đầu
tư năm 2020. (2,5 đ).
- Giá trị chuyển nhượng phải ghi bằng tiền Việt
Nam (2.5 đ).
- Nhà
đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục đăng ký mua cổ phần theo quy định của
Điều 26 Luật đầu tư và Điều 66 Nghị định 31/2021/NĐ-CP (26/3/2021) hướng dẫn
thi hành luật đầu tư nước ngoài mua cổ phần thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông
tại cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Quyền
và nghãi vụ của nhà đầu tư nước ngoài với tư cách là thành viên, cổ đông của tổ
chức kinh tế được xác lập theo hoàn tất thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông
(2,5 đ).
- Sau
khi chuyển nhượng, phải chuyển đổi thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên (2,5
đ).
2)
Nhà đầu tư yêu cầu bên bán cung cấp
thông tin và tài liệu gì để nhà đầu tư hiểu rõ hơn về công ty và giao dịch dự
kiến theo pháp luật Việt Nam trước khi quyết định tiến hành giao dịch dự kiến.
-
thông
tin về địa vị pháp lý công ty (GCN ĐKKD, Điều lệ…) (2,5 đ).
- Thông tin về
tình hình hoạt động và tài chính công ty (Hợp đồng, báo cáo tài chính. Kế toán
Kiểm toán) (2,5 đ)
- Thông tin về lao
động (2,5 đ).
- Thông tin về
tranh chấp (2,5 đ.
- Thông tin về cổ
phần và quyền chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông (2,5 đ).
3). Tư vấn nhà đầu
tư các nội dung cơ bản của hợp đồng chuyển nhượng cổ phần để đàm phán với bên
bán. Lưu ý nhà đầu tư những vấn đề gì để bảo đảm tối đa quyền lợi và giảm thiểu
rủi ro cho nhà đầu tư.
Nội dung hợp đồng (15 điểm)
-
Các bên tham gia giao dịch (2,5 đ).
-
Mục đích hợp đồng (2,5 đ).
-
Giá chuyển nhượng và thanh toán (2,5 đ).
-
Quyền và nghĩa vụ các bên (2,5 đ)
-
Bồi thường, phạt vi phạm (2,5 đ).
-
Luật điều chính và cơ quan giải quyết (2,5
đ).
Những điểm lưu ý:
-
Giá trị chuyển nhượng phải ghi bằng tiền
Việt Nam (2,5 đ).
-
Việc thanh toán cho các giao dịch chuyển
nhượng vốn đầu tư trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải được
thực hiện thông qua tào khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của doanh nghiệp
đó. (Thông tư 06/2019/TT-NHNN) ngày 26/6/2019 của NGân hàng nhà nước Việt Nam)
(2,5 đ).
-
Điều kiện thanh toán:
+ Tất cả thủ tục hành chánh có liên
quan dến giao dịch phải được các cổ đông chuyển nhượng thực hiện đầy đủ. (2,5
đ).
+ Bên mua đã nhận được các tài liệu cần
thiết chứng minh quyền sở hữu của bên bán như số đăng ký thành vin, giấy chứng
nhận góp vốn (2,5 đ).
+ Cơ quan nhà nước giải quyết tranh
chấp nên chọn trọng tài thương mại sẽ phù hợp với hai bên vì có quốc tịch khác
nhau (2,5 đ).