Xin mời các bạn thử làm Bài tập trắc nghiệp Đạo đức hành nghề Luật sư số 06 và xem kết quả ở phần cuối nhé!

Câu hỏi 1: Luật sư không được thực hiện hành vi nào dưới đây:

  • Sách nhiễu, lừa dối khách hàng.
  • Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ khách hàng ngoài khoản thù lao và chi phí đã thoả thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.
  • Móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cán bộ, công chức khác để làm trái quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ, việc.
  • Cả ba phương án trên.

Đáp án đúng là D) Cả ba phương án trên. (Điều 9 VBHN LLS 2015)

Câu hỏi 2: Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có:

  • Ít nhất 02 năm hành nghề liên tục
  • Ít nhất 03 năm hành nghề liên tục
  • 03 năm hành nghề kể từ ngày được cấp thẻ luật sư
  • Ít nhất 03 năm hành nghề liên tục hoặc 05 năm hành nghề kể từ ngày được cấp thẻ luật sư

Đáp án đúng là A) Ít nhất 02 năm hành nghề liên tục

Câu hỏi 3: Luật sư từ chối tiếp nhận vụ việc của khách hàng trong trường hợp nào?

  • Có căn cứ rõ ràng xác định khách hàng đã cung cấp chứng cứ giả hoặc yêu cầu của khách hàng không có cơ sở, trái đạo đức, trái pháp luật.
  • Khách hàng có thái độ không tôn trọng luật sư và nghề luật sư và không thay đổi thái độ này.
  • Luật sư không đủ khả năng chuyên môn hoặc điều kiện thực tế để thực hiện vụ việc
  • Cả 3 đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng là D) Cả 3 đáp án trên đều đúng (Quy tắc 11)

Câu hỏi 4: Luật sư được sửa đổi bổ sung năm nào?

  • 2010
  • 2011
  • 2012
  • Cả 3 phương án trên đều sai.

Đáp án đúng là C) 2012

Câu hỏi 5: Mỗi luật sư hướng dẫn chỉ được hướng dẫn không quá ba người tập sự tại cùng một thời điểm.

  • Đúng
  • Sai

Đáp án đúng là A) Đúng

Câu hỏi 6: Mỗi luật sư hướng dẫn chỉ được hướng dẫn:

  • Không quá ba người.
  • Không quá năm người.
  • Không quá hai người.
  • Tất cả phương án trên đều sai.

Đáp án đúng là A) Không quá ba người. (Khoản 1, Điều 14 LLS-VBHN 2015)

Câu hỏi 7: Một trong những nghĩa vụ của luật sư là

  • Không được từ chối các hợp đồng dịch vụ pháp lý đối với người nghèo và phải tham gia các khóa học do Đoàn luật sư tổ chức.
  • Cung cấp các dịch vụ pháp lý cho người nghèo và tham gia các hội thảo, hội nghị góp ý các dự án luật.
  • Hỗ trợ pháp lý miễn phí cho người nghèo và học tập nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng hành nghề theo quy định của Luật Luật sư.
  • Trợ giúp pháp lý và tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Luật Luật sư.

Đáp án đúng là D) Trợ giúp pháp lý và tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Luật Luật sư. (Khoản 2, Điều 21 LLS-VBHN 2015)

Câu hỏi 8: Mức thù lao luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của khách hàng được tính như thế nào?

  • Tính theo số ngày tham gia tố tụng.
  • Tính theo số ngày tham gia vụ án.
  • Tính theo tính chất phức tạp của vụ án.
  • Tính theo giờ hoặc tính trọn gói theo vụ việc nhưng mức cao nhất cho một giờ làm việc của luật sư không được vượt quá 0.3 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định.

Đáp án đúng là D) Tính theo giờ hoặc tính trọn gói theo vụ việc nhưng mức cao nhất cho một giờ làm việc của luật sư không được vượt quá 0.3 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định. (Khoản 1 Điều 18 Nghị định 123)

Câu hỏi 9: Mức thù lao luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự được tính theo tính chất phức tạp của vụ án.

  • Đúng
  • Sai

Đáp án đúng là B) Sai

Câu hỏi 10: Mức thù lao luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự do khách hàng và tổ chức hành nghề luật sư thỏa thuận, được tính theo giờ hoặc tính trọn gói theo vụ việc, nhưng mức cao nhất quy ra giờ không được vượt quá:

  • 120.000 đồng/ 1 giờ làm việc
  • 150.000 đồng/ 1 giờ làm việc
  • 200.000 đồng/ 1 giờ làm việc
  • 447.000 VNĐ/giờ. 0.3 nhân với mức lương cơ sở

Đáp án đúng là D) 447.000 VNĐ/Giờ. 0.3 nhân với mức lương cơ sở

Câu hỏi 11: Nghề của luật sư để thực hiện bằng hình thức:

  • Thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư, làm việc theo hợp đồng lao động của tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân
  • Liên doanh thành lập tổ chức hành nghề luật sư.
  • Đăng ký với đoàn luật sư và nhận vụ việc từ luật sư.
  • Cả ba phương án trên đều sai.

Đáp án đúng là A) Thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư, làm việc theo hợp đồng lao động của tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân (Khoản 1, điều 23 LLS-VBHN 2015).

Câu hỏi 12: Nguyên tắc hành nghề luật sư là:

  • Tuân thủ hiến pháp và pháp luật, tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư, độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.
  • Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.
  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư.
  • Cả ba phương án trên.

Đáp án đúng là D) Cả ba phương án trên.

Câu hỏi 13: Nguyên tắc quản lý luật sư và hành nghề luật sư bao gồm:

  • Tự quản của tổ chức hành nghề luật sư, đoàn luật sư.
  • Tự quản của đoàn luật sư theo sự quản lý thống nhất của Liên đoàn luật sư.
  • Quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp.
  • Kết hợp quản lý nhà nước với chế độ tự quản của các tổ chức xã hội nghề nghiệp nghề nghiệp luật sư, tổ chức hành nghề luật sư .

Đáp án đúng là D) Kết hợp quản lý nhà nước với chế độ tự quản của các tổ chức xã hội nghề nghiệp nghề nghiệp luật sư, tổ chức hành nghề luật sư (Khoản 1, điều 6 LLS-VBHN 2015).

Câu hỏi 14: Người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư do đã bị kết án, dù đã được xóa án tích, thì không được cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư nếu đã bị kết án về:

  • Tội phạm nghiêm trọng do cố ý.
  • Tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý
  • Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý
  • Cả 3 câu trên đều đúng

Đáp án đúng là D) Cả 3 câu trên đều đúng

Câu hỏi 15: Người có chứng chỉ hành nghề luật sư có thể bị Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư từ chối việc gia nhập Đoàn Luật sư trong trường hợp:

  • Không còn cư ngụ tại Việt Nam
  • Đã bị kết án về 1 tội phạm do vô ý dù đã được xóa án tích
  • Đã bị thi hành kỷ luật bằng hình thức xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư mà chưa hết thời hạn ba năm, kể từ ngày quyết định thi hành kỷ luật có hiệu lực.
  • a, b, c đều đúng

Đáp án đúng là D) a, b, c đều đúng

Hãy trả lời các câu hỏi để biết kết quả của bạn

 .

Trọn bộ 15 Bài tập trắc nghiệm Đạo đức hành nghề Luật sư:
Bài tập trắc nghiệm số 01
Bài tập trắc nghiệm số 02
Bài tập trắc nghiệm số 03
Bài tập trắc nghiệm số 04
Bài tập trắc nghiệm số 05
Bài tập trắc nghiệm số 06
Bài tập trắc nghiệm số 07
Bài tập trắc nghiệm số 08
Bài tập trắc nghiệm số 09
Bài tập trắc nghiệm số 10
Bài tập trắc nghiệm số 11
Bài tập trắc nghiệm số 12
Bài tập trắc nghiệm số 13
Bài tập trắc nghiệm số 14
Bài tập trắc nghiệm số 15

.