Theo lời khai của chị D. thì chị mua xe máy vào tháng 7/2014 với giá là 20 triệu đồng, đến nay xe còn khoảng 80% giá trị. Bà K. và chị D. không yêu cầu bồi thường.


Bài tập tình huống: 

Vào lúc 21h30 ngày 16/7/2018, Th. (sinh năm 1982) về nhà gặp mẹ là bà K. để xin tiền. Bà K không cho nên Th đã đập phá nhiều đồ đạc, làm vỡ nhiều cửa kính khiến mọi người trong nhà bỏ chạy hết ra ngoài. Sau đó Th. liền leo lên xe máy của chị D (chị gái của Th.) phóng ra cửa sau và đem cho người bạn tên là L (không xác định được lai lịch) mượn đến nay chưa thu hồi được.

Theo lời khai của chị D. thì chị mua xe máy vào tháng 7/2014 với giá là 20 triệu đồng, đến nay xe còn khoảng 80% giá trị. Về tài sản mà Th đập phá gồm 01 tivi Toshiba 24 inch, gia đình chị mua từ năm 2009 với giá 3 triệu đồng; 01 bộ ấm trà Minh Long, và toàn bộ cửa kính của tủ âm tường và kính cửa sổ ở phòng khách. Bà K. và chị D. không yêu cầu bồi thường.

Cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Th. về tội Hủy hoại tài sản theo khoản 1 Điều 178 và tội Cướp tài sản theo khoản 1 Điều 168 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Viện kiểm sát đã ra Cáo trạng truy tố Th theo tội danh và điều khoản mà Cơ quan điều tra đã khởi tố, đồng thời chuyển hồ sơ sang Tòa án có thẩm quyền.

Là luật sư của Th, Anh/Chị:

1. Sẽ trao đổi với Th. những vấn đề gì khi gặp Th. lần đầu tiên trong trại tạm giam?  (1đ)

2. Hãy dự kiến kế hoạch hỏi của luật sư tại phiên tòa sơ thẩm? (2 đ)

Tình tiết bổ sung

Theo các tài liệu về nhân thân của Th. có trong hồ sơ thì:

-      28/8/1998, Th. bị đưa đi trường giáo dưỡng theo quyết định của UBND tphố H.

-      10/4/2003, Th. bị Tòa án tphố H xử phạt 18 tháng tù về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”;

-      10/10/2003, Th. bị Tòa án Tp H xử phạt 36 tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản”;

Tại phiên tòa sơ thẩm, đại diện VKS vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố Th. về tội Hủy hoại tài sản theo khoản 1 Điều 178 và tội Cướp tài sản theo khoản 1 Điều 168 BLHS. Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa cho rằng việc Th lấy xe đi ra khỏi nhà sau khi buộc mọi người phải ra ngoài là hành vi dùng thủ đoạn làm người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự để chiếm đoạt tài sản nên đã cấu thành tội cướp tài sản.

3. Anh/chị hãy trình bày những điểm chính trong bản luận cứ bào chữa cho Th. tại phiên tòa sơ thẩm? (2đ)

 

ĐÁP ÁN:

 

1:  Trao đổi với Th       (1đ)

- Tình trạng sức khỏe, tinh thần của Th. trong quá trình giam giữ.                   (0.25đ)

- Về nội dung vụ án:

+ Trao đổi về hành vi lấy xe máy;                                                                         (0.25đ)

+ Trao đổi về hành vi đập phá tài sản ngày 16/7/2018, Th. đập phá những gì  (0.25đ)

-   Về tình tiết giảm nhẹ, về nhân thân của Th.                                                    (0.25đ)

2: Dự kiến kế hoạch hỏi     (2đ)

-      Những người có mặt khi Th. thực hiện hành vi đập phá;                               (0.5đ)

-      Làm rõ mục đích lấy chiếc xe;                                                                        (0.5đ)

-      Vấn đề định giá tài sản liên quan đến những tài sản đã bị đập phá;                (0.5đ)

-      Làm rõ vấn đề án tích để xác định có tái phạm, tái phạm nguy hiểm không. (Lưu ý: nên đặt rõ những câu hỏi cụ thể)                                                            (0.5đ)

3: Những điểm chính trong bản luận cứ bào chữa                (2đ)     

-      Đối với tội Hủy hoại tài sản bào chữa theo hướng yêu cầu điều tra bổ sung vì cơ quan tiến hành tố tụng chưa định giá tài sản mà Th. đã đập phá.               (0.75đ)

Lưu ý: đối với những tội danh mà dấu hiệu phạm tội liên quan đến tài sản thì phải được định giá – không thông qua lời khai – để xác định trách nhiệm phải chịu. Xem NĐ 30/2018 ngày 07/3/2018 – áp dụng từ ngày 01/5/2018 về định giá trong TTHS)                   (0.25đ)

-  Đối với tội Cướp tài sản bào chữa theo hướng không đủ căn cứ kết tội vì:

+ Th. không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hay thủ đoạn khác nhằm chiếm đoạt chiếc xe máy.                                                                                 (0.5đ)

+ Việc Th. đập phá khiến mọi người phải chạy ra khỏi nhà không thể coi là hành vi dùng thủ đoạn làm người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Vì những người có mặt trong nhà lúc đó sợ ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe do hành vi đập phá của Th. mà bỏ chạy ra ngoài. Hơn nữa, việc Th. đập phá không phải nhằm mục đích chiếm đoạt chiếc xe máy.                                                                   (0.5đ)

 

 

Trọn bộ 15 Bài tập Kỹ năng Luật sư trong vụ án Hình sự:
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 01
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 02
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 03
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 04
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 05
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 06
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 07
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 08
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 09
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 10
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 11
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 12
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 13
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 14
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 15