Cơ quan điều tra tỉnh HB đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, đồng thời ra lệnh truy nã đối với D. Ngày 23/9/2018, biết sự việc xảy ra và D đang bị truy nã, T đã khuyên D trở về trình báo sự việc và thăm hỏi gia đình nạn nhân.

Bài tập tình huống: 

Khoảng 19h ngày 20/9/2018, L.T.D lấy một con dao nhọn tự tạo bỏ vào túi quần đến quán cà phê gần nhà gặp bạn bè tán gẫu. Đến khoảng 24h cùng ngày, trên đường về nhà D nảy sinh ý định trộm cắp tiền của bà N.T.S cùng thôn để trả nợ nên không về nhà mà nên đạp xe thẳng đến quán của bà S. Khi cách quán khoảng 50 mét, D bỏ xe đạp ven đường rồi đi bộ đến quán.

Khoảng 01 giờ ngày 21/9/2018, quan sát xung quanh thấy không có ai và đèn điện trong quán đã tắt, D vén tấm bạt che cửa đi vào và đến chỗ ngăn kéo đựng tiền lấy 1.200.000đ (một triệu hai trăm nghìn đồng) cất vào túi quần.

Khi chuẩn bị bước ra cửa thì nghe tiếng võng kêu và sợ bà S tỉnh giấc có thể phát hiện vụ việc nên D rút dao đâm nhiều nhát vào người bà S. Do bị đâm bất ngờ, bà S vùng vẫy và rơi từ trên võng xuống đất. D đâm tiếp 1 nhát nữa vào người bà S, thấy bà S nằm im bất động, D chạy ra ngoài vứt dao bên vệ đường rồi chạy đến lấy xe về nhà ngủ. Đến khoảng 7h sáng ngày 21/9/2018, D đem 1.200.000đ đến trả nợ cho ông L, sau đó D đi xe buýt đến nhà T là người quen để trốn.

Tại bản giám định pháp y số 1250 ngày 10/11/2018 của Trung tâm giám định pháp y tỉnh HB kết luận: Bà S bị đa chấn thương, vỡ lách, cắt bỏ lá lách; tổn hại sức khỏe vĩnh viễn 35%.

Ngày 22/9/2018, Cơ quan điều tra tỉnh HB đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, đồng thời ra lệnh truy nã đối với D. Ngày 23/9/2018, biết sự việc xảy ra và D đang bị truy nã, T đã khuyên D trở về trình báo sự việc và thăm hỏi gia đình nạn nhân và nhờ chị M (vợ D) mang 15.000.000đ đến nhà bà S xin lỗi và xin được bồi thường toàn bộ viện phí cho gia đình bà S. Sau đó D đến cơ quan công an đầu thú, tại cơ quan điều tra, D khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.

Ngày 28/7/2019, VKS nhân dân tỉnh HB đã ban hành cáo trạng truy tố D ra Tòa án nhân dân tỉnh để xét xử D về hai tội:

-         “Giết người” theo điểm n, khoản 1, điều 123 Bộ luật Hình sự

-         “Cướp tài sản” theo khoản 1, điều 168 Bộ luật Hình sự

Luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người bị hại có văn bản kiến nghị VKS nhân dân tỉnh HB truy tố thêm bị can D về tội “Trộm cắp tài sản”. Là LS của D, Anh/Chị:

1. Có nhận xét gì về kiến nghị nêu trên của luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người bị hại?

Trước khi mở phiên Tòa sơ thẩm, chị M vợ D cho LS biết, Kiểm sát viên K được phân công giải quyết vụ án và thực hành công tố tại phiên tòa là con rể của bà S.

2. Hãy nêu cách xử lý tình huống này thế nào? Tại sao?

3. Hãy nêu những điểm chính trong luận cứ bào chữa cho bị cáo D.

 

ĐÁP ÁN:

 

1.Kiến nghị của LS bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người bị hại là không có căn cứ. Bởi lẽ:                                                                                                             0.25đ

+ Xét về hành vi: D có hành vi lén lút bí mật trộm tiền của bà S;               0.25đ

+ Xét về định lượng hậu quả: Số tiền D lấy trộm là dưới 2 triệu đồng       0.25đ

+ Nên việc D lấy trộm 1,2 triệu đồng của bà S không đủ căn cứ truy tố D về tội “Trộm cắp tài sản” (k.1 đ. 173 BLHS 2015)                                                                      0.25đ

(* Lưu ý: xem Nghị quyết 01- HĐTP/NQ ngày 19/4/1989 về một số trường hợp chuyển hóa tội danh)

2. Luật sư tư vấn cho D viết đơn gửi Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh HB về việc yêu cầu thay đổi kiểm sát viên K hoặc                                                  0.25đ

- Luật sư tự mình làm văn bản gửi Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh HB đề nghị thay đổi kiểm sát viên K.                                                                                   0.25đ

Giải thích:

+ Bị can, bị cáo, người bào chữa có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng nếu xét thấy người đó có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.                         0.25đ

+ Căn cứ theo quy định tại k.2 đ.52; k.3 đ.49; k.2, k.3 đ.50 BLTTHS 2015   0,25đ

3. Cáo trạng truy tố D về tội “Cướp tài sản” theo khoản 1, điều 168 BLHS là không có căn cứ. Bởi lẽ                                                                                                    1đ

+ Hành vi chiếm đoạt 1.2 triệu đồng của bà S đã hoàn thành trước khi D đâm bà S;

                                                                                                                      0.25đ                                                                                                          

+ D không có hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay từ đầu để chiếm đoạt tiền của bà S.                                                                                                0.25đ

+ D dùng dao đâm nhiều nhát vào người bà S là do sợ bị phát hiện, bắt giữ chứ không phải nhằm chiếm đoạt tài sản.                                                                      0.25đ

+ D chỉ phải chịu TNHS về tội “Giết người” theo điểm n, K1, Đ123 BLHS 2015 0.25đ                                                                                                             

+ Các tình tiết giảm nhẹ cho D về tội “Giết người”:

(i)    Bị cáo D đã đề nghị chị M là vợ mình đến gia đình nạn nhân S xin lỗi và tự nguyện bồi thường thiệt hại. Điều đó thể hiện bị cáo và gia đình đã tích cực và mong muốn khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại là tình tiết giảm nhẹ theo điểm b, khoản 1, điều 46 BLHS (điểm b, khoản 1, điều 51 BLHS 2015).                            0.25đ

(ii)  Bị cáo D khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải về việc làm sai trái của mình là tình tiết giảm nhẹ, theo điểm p khoản 1, điều 46 của BLHS (điểm s, khoản 1, điều 51 BLHS 2015)                                                                                                 0.25đ

(iii)        Đã ra đầu thú (Khoản 2, điều 46 BLHS) (Khoản 2, điều 51 BLHS 2015)   0.25đ

(iv)   Do có hai tình tiết giảm nhẹ, theo quy định tại khoản 1, điều 46 nên đề nghị áp dụng điều 47 BLHS. (Khoản 1, điều 54 BLHS 2015)                                         0.25đ

Trọn bộ 15 Bài tập Kỹ năng Luật sư trong vụ án Hình sự:
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 01
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 02
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 03
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 04
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 05
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 06
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 07
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 08
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 09
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 10
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 11
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 12
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 13
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 14
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 15