VKS ra Cáo trạng truy tố Bị cáo Ph. tội danh “Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông”.
Bài tập tình huống:
Ông Ph., Bà H. kết hôn tháng 02/2018 đến 19/9/2019 ly
hôn. Đến 26/12/2019, Ph. mua sim rác, mở tài khoản mạng xã hội, tạo nick giả của
H. để tuyên bố H. bán dâm và đăng hình ảnh khiêu dâm của H. lên mạng xã hội.
Tháng 03/2023, K. - em của H. phát hiện nói cho H. biết.
H. trình báo với Cơ quan chức năng. Ph. bị truy tố theo khoản 2 Điều 288 BLHS
2015. Ph. đã khai nhận tội, có bố là liệt sĩ.
Tháng 6/2023, Tr. đề nghị khởi tố Ph. do “vi phạm quy định
về an toàn giao thông đường bộ” theo Điều 260 do Ph. gây tai nạn cho Tr. với thương tật 54%. Cơ quan điều tra bổ sung
khởi tố Ph. theo khoản
2 Điều 260 BLHS 2015 với tình tiết Ph. không có bằng lái xe theo qui định
Giữa tháng 8/2020,
VKS đình chỉ điều tra Ph.
theo tội danh tại Điều 260 BLHS 2015. Tháng 9/2020, VKS ra Cáo trạng truy tố Bị
cáo Ph. tội danh “Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy
tính, mạng viễn thông” quy
định tại điểm b khoản 2 Điều 288 BLHS 2015.
CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN:
Câu hỏi 1: VKS
đình chỉ điều tra đối hành vi “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” quy định tại Điều 260 BLHS 2015 là đúng hay sai? Tại sao?
-
Đúng
-
Giải
thích:
+ Theo khoản 1 Điều 260 BLHS quy định hành vi
“Gây thương tích hoặc gây tổn hại về sức khỏe của người mà tỷ lệ tổn thương cớ
thể của một người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên “mới cấu thành “Tôi vi
phạm quy định về tham gia GTĐB”, việc Ph điều khiển xe máy phân khối lớn chạy
quá tốc độ đâm vào anh Tr, làm anh Tr, bị thương tích tỷ lệ 54% nên chưa cấu
thành tội phạm này. (2,5 đ).
+ Theo điểm a, khoản 2 Điều 260 thì không có giấy phép lái xe theo quy định là tình tiết định khung. Do không hội đủ dấu hiệu cấu thành tình tiết định tội nên không thể áp dụng tình tiết định khung. (2,5 đ).
Câu hỏi 2: Nếu
bạn được mẹ của Bị cáo Ph. mời
bào chữa cho Bị cáo Ph.
thì:
- Bạn
cần làm gì để tham gia Bào chữa cho Bị cáo Ph.?
+ Làm thủ tục Đăng ký bào chữa tại Tòa án cấp
sơ tahm63.
+ Sao chụp và nghiên cứu hồ sơ vụ án; (2,5 đ)
+ Vào trai giam gặp bị cáo Ph để tìm hiểu
thêm về vụ án, yêu cầu, nguyện vọng của bị cáo (2,5 đ).
+ Dự thảo bài bào chữa và kết hoạch xét hỏi tại
phiên tòa.
+ Chuẩn bị các tài liệu cần thiết phục vụ cho
việc bào chưa tại Phiên tòa (các văn bản pháp luật liên quan đến vụ án, nhưng
tài liệu hồ sơ vụ án mà luật sư cần trích dẫn, sử dụng tại phiên tòa, các tình
tiết giảm nhẹ, về nhân thân bị cáo..) (2,5 đ).
- Những
vấn đề chủ yếu cần trao đổi với Bị cáo để chuẩn bị cho phiên Tòa sơ thẩm?
+ Ý kiến bị cáo đối với bản cáo trạng của Viện
kiểm sát. (2,5 đ)
+ Trao đổi với bị cáo những vấn đề khác nhau
trong lời khai của người Bị hại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, Người
làm chứng và các tài liệu chứng cứ khác (2,5 đ).
+ Trao đổi với bị cáo hướng bào chữa của luật
sư.
+ Trao đổi về trình tự tố tụng tại phiên tòa, dự kiến nội dung trả lời những vấn đề đăt ra trong quá trình xét hỏi tại phiên tòa. (2,5 đ).
Câu hỏi 3: Mẹ Bị
cáo Ph. đưa
sổ khám bệnh Ph. bị
thần kinh cho Luật sư, anh/chị xử lý vấn đề này như thế nào?
-
Luật sư nộp
sổ khám bệnh của Bị cáo PH cho Hội đồng xét xử và đề nghị Hội đồng xét xử hỏi mẹ
Bị cáo Ph về tình trạng bênh 5cua3 Bị cáo. (2,5 đ).
- Đề nghị Hội đồng xét xử trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để yêu cầu Cơn quan điều tra trưng cầu giám định về tâm thần đối với Bị cáo Ph, căn cứ vào Điều 206 BLTTHS 2015 (2,5 đ).
Câu hỏi 4: Anh/chị
hãy trình bày nội dung chính của Bản luận cứ Bào chữa cho Bị cáo Ph.?
-
Bị cáo Ph
không phạm tội “đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn
thông” theo điểm b khoản 2 Điều 288 Bộ Luật hình sự 2015 (2,5 đ).
-
Phân tích:
+ Hành vi của Ph là bịa đặt, lan truyền những
điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của
chị H, đã cấu “Tội vu khống” quy định tại Điều 156 BLHS 2015 không cấu thành tội
“Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông”. (2,5 đ).
+ Việc bị cáo PH, sử dụng mạng xã hội (trang
facebook) để lan truyền thông tin sai sự thật do mình bịa đặt là sử dụng mạng
xã hội làm phương tiện phạm tội, là tình tiết định khung quy định tại điểm e,
khoản 2 Điều 156 BLHS 2015 “Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phượng
tiện điện tử để phạm tội” (2,5 đ).
+ Vì vậy việc truy tố bị cáo Ph, về “Tội đưa
hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông” là không đúng,
Do tội mới nhẹ hơn tội bị truy tố nên Hội đồng xét xử được quyền tiếp tục xét xử
theo khoản 2 Điều 298 BLTTHS 2015.
+ Nêu các tình tiết giảm nhẹ TNHS cho bị cáo
quy định tại khoản 1, 2 Điều 51 BLHS 2015 (điểm S khoản 1 Điều 51: thành khẩn
khai báo ăn năn hối cải; điểm X khoản 1 Điều 51: là con liệt sĩ; khoản 2 Điều
51: Lần đầu phạm tội, nhân thân chưa tiền án tiền sự) và đề nghị Hội đồng xét xử
áp dụng Điều 54 BLHS giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Ph được chuyển khung hình phạt,
hưởng múc án dưới mức khởi điểm của khung hình phạt. (5 đ).
Trọn bộ 15 Bài tập Kỹ năng Luật sư trong vụ án Hình sự:
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 01
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 02
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 03
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 04
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 05
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 06
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 07
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 08
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 09
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 10
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 11
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 12
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 13
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 14
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 15