Cơ quan điều tra Công an và Viện kiểm sát huyện M đã ra quyết định và phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can Nguyễn Thị H về “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự và ra lệnh bắt khẩn cấp đối với H.
Bài tập tình huống:
Ngày 25/10/2018, Nguyễn Thị H thuê xe
máy SYM trị giá 12.000.000 đồng (Mười hai triệu đồng) của anh Q thỏa thuận giá
thuê 50.000 đồng/ngày trong thời gian 02 tháng để sử dụng. Sau khi sử dụng một
thời gian, H nhờ anh T trú tại huyện M, tỉnh B đem xe cầm cố được 4.000.000 đồng
(Bốn triệu đồng). Khi có số tiền này, H trả nợ cho anh T số tiền 2.500.000 đồng
(Hai triệu, năm trăm ngàn đồng), còn lại 1.500.000 đồng (Một triệu năm trăm
ngàn đồng) H đem đi chơi đề hết. Ngày 25/12/2018, hết hạn hợp đồng thuê xe, anh
Q đến đòi, H nói dối là xe cho bạn mượn và xin tiếp tục thuê xe. Từ 25/10/2018
đến 30/4/2019, H vẫn trả tiền thuê cho anh Q tổng số khoảng hơn 9.000.000 đồng
(Chín triệu đồng).
Ngoài ra, H còn vay của một số người gồm
7.000.000 đồng (Bảy triệu đồng) của bà L dùng vào việc thuê nhà, 10.000.000 (Mười
triệu đồng) tiền hàng của bà M. Do bị đòi nợ nhiều và không có khả năng trả nợ
nên tháng 5/2019 H đã trốn khỏi địa phương.
Trên cơ sở đơn tố cáo của ông Q, ngày
03/6/2019, Cơ quan điều tra Công an và Viện kiểm sát huyện M đã ra quyết định
và phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can Nguyễn Thị H về “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo
khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự và ra lệnh bắt khẩn cấp đối với H.
1. Anh/Chị có nhận xét gì về hoạt động tố tụng của cơ
quan điều tra Công an và Viện kiểm sát huyện M? Theo Anh/Chị, tội danh mà cơ
quan điều tra khởi tố đối với H đã đúng chưa? Giải thích rõ tại sao?
2. Trong thời gian bỏ trốn, H tìm đến nhờ luật sư bào
chữa. Khi tiếp xúc với H, Anh/Chị sẽ tư vấn cho H những vấn đề gì?
Tình huống bổ sung:
Trong quá trình điều tra, Cơ quan điều tra đã khởi tố bổ sung H về “Tội đánh bạc”.
Sau khi kết thúc điều tra, Viện kiểm sát huyện M ra cáo trang truy tố H về “Tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự và “Tội đánh
bạc” theo Khoản 1, Điều 321 Bộ luật Hình sự. Nếu là LS cho H
3. Anh/chị hãy nêu những điểm chính trong luận cứ bào
chữa?
Tình huống bổ sung:
Trong quá trình xét xử tại phiên tòa, bị cáo H có biểu hiện khác thường: Đôi
lúc mặt mũi tím tái, nói năng lung tung, cử chỉ không chuẩn xác.
4. Anh/chị sẽ xử lý tình huống đó như thế nào?
ĐÁP ÁN:
1.
Nhận xét về hoạt động
tố tụng:
1.5đ
Nêu ý kiến về hoạt động tố tụng của Cơ quan
điều tra và Viện kiểm sát huyện M theo hướng:
- Việc bắt khẩn cấp đối với H là không phù
hợp. Bởi việc bắt khẩn cấp này không thuộc trong ba trường hợp được quy định tại
khoản 1, điều 110 BLTTHS 0.25đ
- Trường hợp này, cơ quan điều tra phải ra
lệnh bắt tạm giam đối với H; nếu không bắt được thì phải ra lệnh truy nã căn cứ
vào đ. 112, 113 BLTTHS 2015). 0.25đ
(Lưu ý: phân biệt các trường hợp
bắt khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bị truy nã và bắt để tạm giam theo
quy định của đ.110, 111, 112, 113 BLTTHS 2015)
Cơ quan điều tra khởi tố đối với H về “Tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là không chính xác, bởi lẽ:
0.5đ
- Hành
vi chiếm đoạt tài sản của anh Q chỉ xảy ra sau khi H có tài sản trong tay một
cách hợp pháp.
0.25đ
- Hành
vi này chỉ cấu thành “Tội lạm dụng tín dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản khi nhận
tài sản. 0.25đ
(Lưu ý: phân biệt dấu
hiệu tội danh của tội lừa đảo và lạm dụng tín nhiệm )
2.
Luật sư tư vấn theo
hướng: 1đ (mỗi ý 0.25đ)
- H
cần ra đầu thú để được hưởng tình tiết giảm nhẹ.
- H
cần thành thật khai báo, hợp tác với các cơ quan điều tra.
- H
cần cung cấp những chứng cứ về việc thuê xe, vay mượn tiền của các cá nhân, những
tình tiết giảm nhẹ khác theo quy định tại khoản 1, Điều 51 BLHS 2015)
-
H cần khắc phục hậu quả
3. Điểm chính
trong luận cứ bào chữa
2đ
- Đối với “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản”: Bào chữa theo hướng thay đổi
tội danh “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo đ.a, k.1 đ. 175 BLHS
2015) 0.5đ
- Đối với “Tội đánh bạc”: Bào chữa theo hướng không phạm tội 1.0đ
Vì: Hành vi đánh bạc của H là có, nhưng giá trị chỉ là 1.500.000đồng, ít
hơn 2.000.000 đồng nên chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự (đ.321 BLHS
2015- định lượng 5.000.000đ) 0.5đ
- Nêu những
tình tiết giảm nhẹ về nhân thân, khai báo thành khẩn, đầu thú, khắc phục hậu quả…
4. LS xử lý
tình huống:
0.5đ
Luật sư cần đề nghị Hội đồng xét xử
hoãn phiên tòa và ra quyết định trưng cầu giám định về tình trạng tâm thần của
bị cáo (theo k.1 đ. 206 BLTTHS 2015)
0.25đ
Đề nghị trả hồ sơ điều tra bổ sung theo
khoản …., Điều …. của Thông tư liên tịch số 02/ 2017/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC
ngày 22/12/2017 0.25đ
Trọn bộ 15 Bài tập Kỹ năng Luật sư trong vụ án Hình sự:
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 01
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 02
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 03
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 04
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 05
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 06
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 07
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 08
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 09
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 10
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 11
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 12
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 13
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 14
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 15