Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can với H.Đ về “Tội cố ý gây thương tích” theo Khoản 1, Điều 134 Bộ luật Hình sự và ra lệnh tạm giam Đ 03 tháng.


Bài tập tình huống: 

Khoảng 12 giờ ngày 01/03/2018 H.Đ về nhà thấy chị M (vợ Đ) và chị C là bạn của chị M đang ngồi nói chuyện trong phòng ngủ của vợ chồng Đ. Do có bực tức với vợ từ trước nên Đ đi xuống bếp lấy 02 con dao: 01 con dao dài 30 cm mũi nhọn cầm bên tay trái, 01 con dao dài 20 cm cầm bên tay phải đi lên đứng chặn ở cửa phòng ngủ, khống chế bắt chị M đưa điện thoại di động cho Đ kiểm tra. Chị M không đưa và định đi ra khỏi phòng, Đ liền dùng dao cầm ở tay trái chém nhiều nhát vào tay trái chị M gây thương tích. Khi thấy chị M bị chảy máu nhiều thì Đ dừng lại. Lúc này chị C chạy được ra khỏi phòng và kêu cứu còn Đ bỏ chạy về nhà cha mẹ ở gần đó. Đến hôm sau, Đ ra công an trình diện khai báo toàn bộ hành vi phạm tôi và tỏ ra hối hận do nóng nảy, thiếu bình tĩnh đã gây thương tích cho vợ mình.

            Theo kết luận giám định pháp y thì chị M bị thương tích: “Đa vết thương phần mềm, vết thương ở bàn tay trái đứt gân gấp ngón 3,4, đứt thần kinh trụ trái do vật sắc tác động với tỷ lệ thương tật là 10%”.

            Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can với H.Đ về “Tội cố ý gây thương tích” theo Khoản 1, Điều 134 Bộ luật Hình sự và ra lệnh tạm giam Đ 03 tháng.

Tại phiên sơ thẩm, chị M vắng mặt và đã có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt chị.

1. Anh/Chị có nhận xét gì về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn của Cơ quan điều tra?

Giả sử Anh/Chị là luật sư của H.Đ và tham gia bào chữa từ giai đoạn điều tra, được Đ cho biết hiện sức khỏe rất yếu, vợ đang điều trị tại bệnh viện, còn 02 con nhỏ (15 tuổi và 4 tuổi) ở nhà không ai chăm sóc. Chị M có đơn xin bãi nại cho Đ và cho rằng: Đ là người tốt, chỉ vì tính nóng và hay ghen tuông; nay chị phải điều trị vết thương, các con không ai chăm sóc; trước khi ra trình diện, Đ có vào bệnh viện đưa cho chị số tiền 3.000.000đ để mua thuốc và nộp tiền viện phí.

2. Với nội dung thông tin do Đ và chị M cung cấp, Anh/Chị sẽ trao đổi với Cơ quan điều tra về vấn đề gì để bảo vệ quyền lợi cho Đ?

3. Với tư cách là luật sư bào chữa cho bị can Đ, Anh/Chị cần chuẩn bị những thủ tục gì để vào trại tạm giam gặp Đ?

4. Anh/chị hãy trình bày những điểm chính trong luận cứ bào chữa cho bị cáo Đ tại phiên tòa sơ thẩm.

 

ĐÁP ÁN:

 

1.      Nhận xét về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn của Cơ quan điều tra:

-         Việc Cơ quan điều tra ra lệnh tạm giao bị can Đ trong thời hạn 3 tháng là không đúng pháp luật.                                                                                       (0,5 đ)

-         Vì: Theo quy định tại khoản 1, điều 173 Bộ luật TTHS 2015 thì thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 2 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng. Trong trường hợp này, mặc dù tỷ lệ thương tật của chị M chỉ có 10%, nhưng Đ lại có hành vi dùng dao nhọn gây thương tích (được coi là hung khí nguy hiểm theo hướng dẫn tại mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần 1 Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003) nên hành vi của Đ thuộc khoản 1 Điều 134 BLHS là tội phạm ít nghiêm trọng. Do vậy, việc ra lệnh tạm giam Đ thời hạn 3 tháng là sai.  (0.5đ)                       

2.      Với nội dung thông tin do Đ và chị M cung cấp, để bảo vệ quyền lợi cho Đ, luật sư cần trao đổi với Cơ quan điều tra về vấn đề sau:

-   Chị M có đơn bãi nại thì cần phải đối chiếu với yêu cầu bãi nại vì các lý do: Đ có sức khỏe yếu, vợ đang điều trị tại bệnh viện, 2 con còn tuổi ăn học (15 tuổi và 4 tuổi) không ai chăm sóc, Đ có chỗ ở ổn định, không có dấu hiệu bỏ trốn hay phạm tội mới, không có dấu hiệu gây khó khăn cho cơ quan điều tra; trước khi trình diện Đ đưa cho vợ 3 triệu mua thuốc và nộp tiền viện phí nên LS đề nghị thay đổi biện pháp ngăn chặn                                                      (0,5đ)

                                                                                     

-   Với những nội dung chị M và Đ cung cấp cho LS từ giai đoạn điều tra, hành vi của Đ thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 điều 134 BLHS, chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại nhưng trong hồ sơ không thể hiện chị Minh có yêu cầu khởi tố. Vì vậy cần đề nghị áp dụng khoản 2 điều 105 BLTTHS ra QĐ đình chỉ vụ án đối với Đức                                                          (0,5đ)

                                                                                        

3.         Là luật sư cần chuẩn bị các thủ tục sau:

- GCN người bào chữa do Cơ quan tiến hành tố tụng cấp                                 (0,25đ)

- Thẻ Luật sư (0,25đ)

- Liên hệ với nơi tạm giữ, tạm giam đề nghị trích xuất bị can để làm việc      (0,50 đ)

4.         Những điểm chính trong luận cứ bào chữa cho Đ:

+ Ý 1: Đ có hành vi dùng dao chém vào tay trái chị Minh nhiều nhát gây tỷ lệ thương tật là 10%. Mặc dù tỉ lệ thương tật của chị Minh chỉ có 10%, nhưng Đ lại có hành vi dùng dao nhọn (được coi là hung khí nguy hiểm theo hướng dẫn tại mục 2.1 và 2.2 mục 2 phần 1, Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003) nên hành vi của Đức thuộc khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự.                                  (0,5 đ)

+ Ý 2: Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự thì hành vi của Đ thuộc khoản 1, Điều 134 Bộ luật Hình sự chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại – chị M.                                                                                                                (0,5 đ)

+ Ý 3: Trong trường hợp này, chị M có đơn bãi nại, nhưng hồ sơ vụ án không thể hiện chị Minh có yêu cầu khởi tố vụ án.                                                     (0,5 đ)

+ Ý 4: Việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Đ mà không có yêu cầu của người của người bị hại là vi phạm nghiêm trọng tố tụng theo đ. 105 BLTTHS. Đề nghị HĐXX căn cứ đ.105, đ. 180 BLTTHS ra QĐ đình chỉ vụ án                     (0,5 đ)

 

 

Trọn bộ 15 Bài tập Kỹ năng Luật sư trong vụ án Hình sự:
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 01
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 02
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 03
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 04
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 05
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 06
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 07
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 08
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 09
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 10
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 11
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 12
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 13
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 14
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 15