Cơ quan điều tra công an quận Y đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra và đã có kết luận điều tra đề nghị truy tố Ng H.
Do thua độ bóng đá nên khoảng 21 giờ
ngày 16/4/2018, Ng. Hà mang theo một con dao dài khoảng 25cm (giấu trong người)
đi lang thang xem ai có sơ hở thì lấy tài sản. Khi đi ngang qua nhà chị B ở đường
T, phường X, quận Y, thành phố H, Hà thấy cháu C (sinh năm 2007) ngồi chơi trước
cửa nhà, trên cổ có đeo sợi dây chuyền vàng, Hà định giật sợi dây chuyền thì
cháu C sợ quá chạy vào trong nhà. Hà đuổi theo cháu C nhưng không kịp. Lúc này
Hà phát hiện có chiếc xe máy Sirius dựng ở bên ngoài. Hà cố khởi động xe nhưng
không được nên đi vào nhà tìm chìa khóa xe thì bị cháu C phát hiện. Hà dùng dao
chém 1 nhát vào cổ cháu C. Nghe cháu la to, chị B đang ngủ trong phòng chạy ra.
Hà đưa dao vào cổ chị B thì bị chị B hất dao ra, Hà một tay ghì chặt chị B, một
tay dùng dao cắt 1 nhát vào vùng cổ chị B nhằm mục đích không cho chị B kháng cự
và tìm chìa khóa xe nhưng do chị B cố chống cự và la to nên Hà sợ và bỏ chạy.
Chị B và cháu C được đưa đến Bệnh viện
chữa trị vết thương. Theo kết luận giám định pháp y thì tỷ lệ thương tại của
cháu C là 13%, của chị B là 7%.
Sau 10 ngày bỏ trốn, được sự động viên
của gia đình, Hà đến công an quận Y đầu thú và khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội
của mình. Cơ quan điều tra công an quận Y đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can để
điều tra và đã có kết luận điều tra đề nghị truy tố Ng H về các tội:
-
“Tội cướp tài sản” theo điểm c, d khoản
2, điều 168 Bộ luật Hình sự 2015
-
“Tội cố ý gây thương tích” theo khoản 2 điều
134 Bộ luật Hình sự 2015
Viện kiểm sát nhân dân quận Y đã có cáo trạng truy
tố Ng. Hà về các tội danh nêu trên.
1. Anh/Chị có ý
kiến gì về quyết định truy tố của VKS nhân dân quận Y?
2. Nếu là LS được
phân công bào chữa cho bị cáo Hà theo yêu cầu của chị L - vợ bị cáo Hà, Anh/Chị sẽ trao đổi với chị L những vấn đề
gì trong lần gặp đầu tiên? Anh/Chị sẽ tiến hành những công việc gì trước khi ra
phiên Tòa?
3. Hãy trình
bày những điểm chính trong luận cứ bào chữa cho bị cáo Hà
4. Trong phần
tranh luận tại phiên Tòa sơ thẩm, người bị hại có đề nghị HĐXX áp dụng thêm
tình tiết tăng nặng tại điểm b, khoản 1, điều 52 BLHS 2015 với bị cáo Hà. Với tư cách là LS của bị cáo Hà, Anh/Chị cần
đối đáp như thế nào với quan điểm của người bị hại?
ĐÁP ÁN:
1: Ý kiến về
quyết định truy tố của VKSND quận Y: (1,5 điểm)
a)
VKSND quận Y truy tố Ng. Hà về “Tội cướp tài sản”
theo điểm c, d khoản 2, điều 168 BLHS là đúng
(0,25đ)
Phân tích:
+ Hà đã có hành vi dùng vũ lực với cháu
C và chị B là làm cho các bị hại không thể phản kháng, với mục đích chiếm đoạt
tài sản là chiếc xe Sirius như: Dùng dao chém vào cổ cháu C, ghì chặt chị B,
đưa dao vào cổ chị B cứa 1 nhát… Mặc dù bị cáo chưa lấy được tài sản, nhưng “Tội
cướp tài sản” có cấu thành hình thức, nên hành vi của bị cáo Hà đã có đủ yếu tố
cấu thành “Tội cướp tài sản”
(0,25đ)
+ Hành vi sử dụng dao dài 25cm để khống
chế các bị hại là tình tiết định khung được quy định tại điểm d, khoản 2, điều
168 BLHS (dùng hung khí nguy hiểm) (0,25đ)
- Theo tiểu mục
3.1 Mục 3 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn: “Dùng hung khí nguy hiểm quy
định tại điểm a khoản 1 Điều 134 của Bộ luật Hình sự là trường hợp dùng vũ khí
hoặc phương tiện nguy hiểm theo hướng dẫn tại các tiểu 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I
Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17.4.2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao để cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác”.
- Tại các tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 của Nghị quyết
02/2003/NQ-HĐTP hướng dẫn: “2.1. Vũ khí là một trong các loại vũ khí được
quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ
trợ (ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP ngày 12.8.1996 của Chính phủ). 2.2.
Phương tiện nguy hiểm là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc
sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội
chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự
nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn
công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khỏe của người bị tấn
công. a. Về công cụ, dụng cụ: Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn…
b. Về vật mà người mà người phạm tội chế tạo ra: Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn
gỗ… c. Về vật có sẵn trong tự nhiên: Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc,
thanh sắt…”
+ Hành vi của Hà đã gây thương tích cho
cháu C 13% và chị B 7% là tình tiết định khung được quy định tại điểm c, khoản
2, điều 168 BLHS (gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho ngươi khác mà tỷ
lệ thương tật từ 11% đến 30% )
(điểm c, khoản 2, điều 168 BLHS 2015) (0.25đ)
b)
VKSND quận Y truy tố Ng Hà về tội “Cố ý gây thương
tích” theo điểm a, khoản 2, điều 133 BLHS là không đúng. (0,25đ)
Phân tích:
Về nguyên tắc, một tình tiết đã là yếu
tố định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết định tội. Việc bị cáo
Hà gây thương tích cho bị hại đã được xác định là tình tiết định khung trong “Tội
cướp tài sản” thì không thể sử dụng là tình tiết định tội “Tội cố ý gây thương
tích”
(0,25đ)
2: LS cần trao
đổi gì với L + tiến hành những gì trước khi ra phiên tòa (1,5 điểm)
a)
Những vấn đề cần trao đổi với chị L trong lần gặp đầu
tiên:
-
Yêu cầu chị L trình bày nội dung vụ việc mà chị biết và yêu cầu của chị
L đối với Luật sư
(0,25đ)
-
Giải thích cho chị L về những quy định pháp luật liên quan đến hành vi
phạm tội của Hà và động viên chị L đến thăm hỏi, bồi thường thiệt hại cho các bị
hại. (0.25đ)
-
Trao đổi với chị L những vấn đề về hoàn cảnh gia đình, nhân thân của bị
cáo Hà, đề nghị chị L cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án mà chị
có. (0.25đ)
b) Nêu những việc cần
làm trước phiên tòa:
-
Chuẩn bị giấy tờ làm thủ tục luật sư tham gia tố tụng (Giấy giới thiệu,
đơn yêu cầu luật sư của chị L, Thẻ luật sư (bản sao). Liên hệ Tòa án làm thủ tục
đăng ký bào chữa. (0,25đ)
-
Nghiên cứu hồ sơ vụ án và sao chụp tài liệu. Gặp trao đổi với bị cáo Hà
về những điểm cần làm rõ, thống nhất hướng bào chữa.
(0,25đ)
-
Chuẩn bị các tài liệu, chứng cứ, văn bản pháp luật có liên quan sẽ sử dụng.
Chuẩn bị kế hoạch tham gia xét hỏi tại Tòa, chuẩn bị luận cứ bào chữa cho bị
cáo Hà. (0.25đ)
3: Điểm chính của
luận cứ bào chữa cho b/cáo Hà tại phiên sơ thẩm (1,25 điểm)
a)
Về tội “Cướp tài sản” Bào chữa theo hướng giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự
-
Đánh giá tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, nguyên nhân, điều kiện
hoàn cảnh phạm tội của bị cáo Hà.
(0,25đ)
-
Nêu những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
+ Bị cáo Hà đã khai báo thành khẩn, ăn năn
hối cải
(điểm s, khoản 1, điều 51 BLHS 2015, sđ, bs 2017) (0,25đ)
+ Bị cáo Hà đầu thú,
chưa có tiền án, tiền sự.
(khoản 2, điều 51 BLHS 2015 sđ, bs 2017) (0,25đ)
b)
Về tội “Cố ý gây thương tích”: Bào chữa theo hướng
không phạm tội
Phân tích: Như phần lập luận tại câu 1
(b).
(0,50đ)
4: Luật sư của
bị cáo Hà cần đối đáp với người bị hại: (0,75đ)
-
Không đồng ý với đề nghị của người bị hại về việc áp dụng tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự tại điểm b, khoản 1, điều 52 Bộ luật Hình sự “phạm
tội có tính chất chuyên nghiệp”.
(0,25đ)
Phân tích
-
Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại điểm b, khoản 1, điều
48 BLHS là tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”. Theo hướng dẫn tại
mục 5.1 Nghị quyết số 01/2006/HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC
hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS thì chỉ áp dụng tình tiết “phạm tội
có tính chất chuyên nghiệp” khi có đầy đủ các điều kiện sau: (0,25đ)
Cố ý phạm tội từ 05 lần trở lên về cùng một
tội phạm; Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết
quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính. Ng Hà không có đầy đủ các điều kiện
này.’
(0,25đ)
Trọn bộ 15 Bài tập Kỹ năng Luật sư trong vụ án Hình sự:
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 01
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 02
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 03
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 04
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 05
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 06
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 07
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 08
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 09
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 10
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 11
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 12
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 13
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 14
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án Hình sự số 15