Con trai cả khởi kiện yêu cầu chia thừa kế phần di sản ông X để lại. Khi Tòa án nhân dân Quận M thành phố H thụ lý giải quyết việc chia thừa kế.


Bài tập tình huống: 

Ông X, bà T là chủ ngôi nhà trên tổng diện tích đất 165m2 tại Quận M thành phố H. Họ có 2 con trai lớn đã lập gia đình và ở nơi khác và cô con gái út sống với họ tại đây.

Tháng 02/2017, ông X mất, bà T về ở với con trai thứ và để nhà trên cho con gái trông coi. Tháng 7/2017, anh con cả muốn chia nhà đất trên cho 3 anh em, bà T không đồng ý và nói sẽ chia đều cho 3 con chỉ sau khi bà mất.

Tháng 08/2017, con trai cả khởi kiện yêu cầu chia thừa kế phần di sản ông X để lại. Khi Tòa án nhân dân Quận M thành phố H thụ lý giải quyết việc chia thừa kế theo yêu cầu của người con cả, bà T cũng yêu cầu Tòa chia tài sản chung của vợ chồng bà đối với nhà đất trên.

1.      Anh/Chị hãy xác định quan hệ pháp luật tranh chấp và tư cách tham gia tố tụng của các đương sự

2.      Bà T có quyền yêu cầu Tòa chia tài sản chung của vợ chồng trong vụ kiện chia thừa kế này không? Vì sao? 

Sau khi TAND Quận M thụ lý vụ kiện, Tòa đã triệu tập hợp lệ 02 lần nhưng con trai cả đều vắng mặt không rõ lý do. Vì vậy Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ kiện.

Sau khi vụ kiện bị đình chỉ, người con cả lại tiếp tục khởi kiện với cùng nội dung như lần khởi kiện đầu tiên. Thẩm phán đã ra Quyết định đình chỉ vụ kiện lại được phân công tiếp tục giải quyết vụ kiện.

3.         Theo anh/chị việc Thẩm phán đã ra Quyết định đình chỉ vụ kiện có được tiếp tục giải quyết vụ kiện này không? Vì sao?

Người con cả xuất trình di chúc Ông X lập ngày 15/01/2017 nêu rõ ông X chia cho con cả ½ phần tài sản của ông trong khối tài sản chung với bà T. Phần còn lại ông chia đều cho bà T và 2 con còn lại. Ngoài ra di chúc nêu rõ tại thời điểm lập di chúc ông X nhờ cháu họ mình viết và ông ký tên, điểm chỉ vào di chúc.

Cháu họ khai tại Tòa toàn bộ nội dung di chúc được anh ta viết đúng với mong muốn của ông X, tại thời điểm lập di chúc không có con cả mà chỉ có ông X và anh ta.

Giám định do Tòa trưng cầu cũng kết luận chữ viết tại bản di chúc này là của người  cháu họ.

Bà T và 2 con còn lại nghi ngờ tính trung thực của bản di chúc nên yêu cầu Tòa án không chấp nhận bản di chúc và chia đều phần di sản của ông X theo pháp luật.

4.         Theo anh/chị bản di chúc của ông X do nguyên đơn xuất trình có được Tòa chấp nhận không? Vì sao? Quan điểm của anh/chị về hướng giải quyết vụ kiện này?

 

ĐÁP ÁN:

 

1/. Anh/Chị hãy xác định quan hệ pháp luật tranh chấp và tư cách tham gia tố tụng của các đương sự (01 đ)

 

   * Quan hệ pháp luật tranh chấp : (0,50đ)

-         Quan hệ chia thừa kế                                                                    (0.25đ)

-         Quan hệ chia tài sản chung của vợ chồng                                    (0.25đ)

* Tư cách tham gia tố tụng của đương sự: (0,50đ)

-  Con trai cả: Ngđơn/ Con gái: Bị đơn /Con trai thứ: NCQLNVLQ (0.25đ)

- Bà X: NCQLNVLQ                                                                   (0.25đ)

 

2/. Bà T có quyền yêu cầu Tòa chia tài sản chung của vợ chồng trong vụ kiện chia thừa kế này không? Vì sao?  (01 đ)

 

-         Bà T hoàn toàn có quyền đưa yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng vào giải quyết trong vụ kiện này   (Khoản 2 Điều 73 BLTTDS 2015)    (0.25đ)                     

-         Lý do                                                                                          (0.75đ)

·     Bà T có quyền sở hữu ½ tài sản do bà và ông X tạo lập nên bà có quyền yêu cầu trên để xác định cụ thể phần tài sản của mình   (0.25đ)     

·     Trong vụ kiện này bà T là NCQLNVLQ nên theo quy định của pháp luật bà có quyền đưa yêu cầu độc lập vào giải quyết luôn trong vụ án (Khoản 1 – Điều 73 BLTTDS 2015)         (0.25đ)

·     Yêu cầu chia tài sản chung vợ chồng của bà T có liên quan đến việc giải quyết vụ án thừa kế vì việc đưa yêu cầu chia tài sản chung vợ chồng của bà T vào sẽ xác định được phần di sản của Ông X, từ đó làm cơ sở để chia thừa kế của ông X       (0.25đ)

 

3/. Theo anh/chị việc Thẩm phán đã ra Quyết định đình chỉ vụ kiện có được tiếp tục giải quyết vụ kiện này không? Vì sao? (0,75 đ)

 

Trong trường hợp này, Thẩm Phán không được tham gia giải quyết vụ kiện khi đương sự khỏi kiện lại                                             (0.25đ)

Lý do: Theo quy định của pháp luật (Khoản 3 – Điều 53 BLTTDS 2015) đây là trường hợp Thẩm phán phải từ chối tiến hành tố tụng vì trước đó Thẩm Phán này đã ra quyết định đình chỉ vụ kiện.  (0.5đ)

 

4/. Theo anh/chị bản di chúc của ông X do nguyên đơn xuất trình có được Tòa chấp nhận không? Vì sao? Quan điểm của anh/chị về hướng giải quyết vụ kiện này? (2,25đ)

 

* Bản di chúc do nguyên đơn xuất trình không đủ điều kiện để được coi là hợp pháp và sẽ không được Tòa án chấp nhận                       (0.5đ)

Lý do :

- Theo quy định tại Điều 633 BLDS 2015, di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải do người lập di chúc tự tay viết và ký, trong khi đó bản di chúc này không phải do ông X tự tay viết    (0.25đ)

- Theo Điều 634 BLDS 2015, di chúc của ông X có thể nhờ người khác việt nhưng muốn có hiệu lực phải có ít nhất 2 người làm chứng nhưng di chúc này không có người làm chứng nên không có hiệu lực                    (0.25đ)                                                                            

*  Hướng giải quyết vụ kiện      (1,25 đ)                                                    

- Chia tài sản chung vợ chồng theo yêu cầu của bà T để xác định phần tài sản của bà T và phần tài sản của Ông X để lại               (0.25đ)

- Xác định di chúc do nguyên đơn xuất trình không có giá trị pháp lý nên phần di sản của Ông X sẽ được chia theo pháp luật               (0.25đ)

- Xác định hàng và diện thừa kế của ông X để được chia phần di sản của Ông X  (0.25đ)

-   Xác định công sức của người quản lý di sản (nếu họ có yêu cầu và chứng minh được có công sức đối với khối di sản, nguyện vọng của các thừa kế  (0.25đ)       

-   Chia thừa kế theo pháp luật   (Bà T, con cả, con gái, con trai thứ) (0.25đ)                                                       


.
Trọn bộ 15 Bài tập Kỹ năng Luật sư trong vụ án dân sự:
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án dân sự số 01
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án dân sự số 02
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án dân sự số 03
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án dân sự số 04
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án dân sự số 05
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án dân sự số 06
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án dân sự số 07
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án dân sự số 08
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án dân sự số 09
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án dân sự số 10
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án dân sự số 11
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án dân sự số 12
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án dân sự số 13
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án dân sự số 14
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án dân sự số 15