Cụ L và cụ E lập di chúc có nội dung: “…Khi chúng tôi qua đời, căn nhà và diện tích 800m2… để lại cho con trai là G…hưởng trọn quyền thừa kế…G phải thực hiện bổn phận nuôi dưỡng cha mẹ cho đến ngày cả 2 chúng tôi đều mãn phần…
Bài tập tình huống:
Cụ L đến VP Luật sư trình bày: Cụ và chồng
là cụ E có tạo lập được căn nhà cấp 4 nằm trên diện tích 800m2 tọa lạc tại đường
TQC, phường T, thị xã N, tỉnh H. Hai cụ sinh được 4 người con là ông G, ông H,
bà M và bà N, trong đó bà N xuất cảnh theo chồng định cư ở Nhật Bản, bị tai nạn
giao thông chết năm 2005. Bà N sinh được 3 người con là anh X, chị Y và chị Z đều
sinh sống ở Nhật Bản.
Ngày 18/12/2002, cụ L và cụ E lập di
chúc có nội dung: “…Khi chúng tôi qua đời, căn nhà và diện tích 800m2… để lại
cho con trai là G…hưởng trọn quyền thừa kế…G phải thực hiện bổn phận nuôi dưỡng
cha mẹ cho đến ngày cả 2 chúng tôi đều mãn phần… Di chúc này chỉ có hiệu lực
sau khi cả 2 vợ chồng chúng tôi đều qua đời”. Di chúc có chứng nhận của phòng
công chứng số 1, tỉnh H.
Ngày 16/12/2004, cụ E chết. Ngày
6/3/2006, cụ L đến phòng công chứng số 1 lập di chúc với nội dung “…Nay G không
thực hiện bổn phận…, tôi quyết định hủy di chúc chúng tôi lập ngày 18/12/2002…
và giao lại quyền thừa kế cho con gái là M”. Hiện cụ L vẫn đang ở tại căn nhà
này. Đầu năm 2017, ông G khởi kiện đến Tòa án yêu cầu được hưởng phần di sản của
cụ E.
Cụ L không chấp nhận yêu cầu của ông G
và yêu cầu luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho cụ trong giai đoạn xét xử sơ
thẩm.
1. Anh/Chị, hãy
xác định tư cách tham gia tố tụng của các đương sự trong vụ án này?
2. Theo Anh/Chị
vụ án này có bắt buộc phải hòa giải tại UBND phường T, thị xã N trước khi khởi
kiện đến Tòa án hay không? Giải thích tại sao?
3. Tại phiên
tòa sơ thẩm, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nguyên đơn vắng mặt lần
thứ hai. Theo Anh/Chị, trong trường hợp này HĐXX sẽ xử lý như thế nào? Tại sao?
4. Với tư cách
là LS của cụ L, Anh/Chị hãy trình bày nội dung cơ bản của luận cứ bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp cho cụ L.
ĐÁP ÁN:
1: Anh/Chị, hãy
xác định tư cách tham gia tố tụng của các đương sự trong vụ án này?
(1,0 điểm)
-
Nguyên đơn: Ông G (k.2 đ.68 BLTTDS
2015) (0.25đ)
-
Bị đơn: Cụ L (k.3 đ.68 BLTTDS
2015) (0.25đ)
-
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
+ Ông H, bà M (k.4 đ.68 BLTTDS 2015) (0.25đ)
+ Các con của bà N là X, chị Y, chị Z và chồng
bà N (k.4 đ.68 BLTTDS 2015) (0.25đ)
2: Theo Anh/Chị vụ án này có bắt buộc phải
hòa giải tại UBND phường T, thị xã N trước khi khởi kiện đến Tòa án hay không?
Giải thích tại sao?
(1,0 đ)
-
Không bắt buộc phải tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND phường
T (0,25đ)
-
Giải thích: Vì đây là tranh chấp di sản thừa kế chứ không phải tranh chấp
quyền sử dụng đất để xác định ai có quyền sử dụng đất (0,5đ)
-
Căn cứ: Khoản 3, điều 8, Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. (0,25đ)
3: Tại phiên
tòa sơ thẩm, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nguyên đơn vắng mặt lần
thứ hai. Theo Anh/Chị, trong trường hợp này HĐXX sẽ xử lý như thế nào? Tại
sao?
(0,75 đ)
-
Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử vụ án, trừ trường hợp sự vắng mặt của
người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nguyên đơn do sự kiện bất khả kháng. (0.25đ)
-
Giải thích:
Hội đồng xét xử căn cứ quy định tại K3, Đ228 và K2, điểm d, Đ.227 BLTTDS 2015 (0,25đ)
Và hướng dẫn tại khoản 3, điều 28, Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 3/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. (0,25đ)
4: Với tư cách là LS của cụ L, Anh/Chị hãy
trình bày nội dung cơ bản của luận cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợ pháp cho cụ
L.
(2,25 điểm)
-
Di chúc chung của cụ L và cụ E lập ngày 18/12/2002 là hợp pháp (0,5đ)
-
Di chúc chung của vợ chồng chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm người sau
cùng chết hoặc tại thời điểm vợ chồng cùng chết (Điều 671 BLDS 1995). Trong di
chúc chung lập ngày 18/12/2002 cũng ghi rõ “Di chúc này chỉ có hiệu lực sau khi
cả hai vợ chồng chúng tôi đều đã qua đời”
(0.25đ)
Do đó, khi cụ L còn
sống thì di chúc chung của cụ L và cụ E chưa có hiệu lực. (0,25đ)
-
Cụ L có quyền sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản thuộc
quyền sở hữu của mình (Khoản 2, điều 664 BLDS 2005) (0,25đ)
-
Đối với di chúc liên quan đến phần di sản của cụ E, tuy cụ L không có
quyền thay đổi, nhưng cũng chỉ có hiệu lực khi cụ L chết. (0,25đ)
-
Cụ L còn sống, nên việc ông G khởi kiện yêu cầu hưởng di sản của cụ E để
lại là chưa đủ điều kiện khởi kiện.
(0,25đ)
(Lưu ý : Theo
quy định của BLDS 2015, việc lập di chúc chung của vợ chồng đã bị bãi bỏ)
-
Đề nghị Tòa án: Căn cứ điểm g k.1 đ.217 BLTTDS 2015 và k.1 đ.3 NQ
04/2017/NQ-HĐTP: Đình chỉ giải quyết vụ án. (0,25đ)
Trọn bộ 15 Bài tập Kỹ năng Luật sư trong vụ án dân sự:
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án dân sự số 01
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án dân sự số 02
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án dân sự số 03
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án dân sự số 04
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án dân sự số 05
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án dân sự số 06
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án dân sự số 07
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án dân sự số 08
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án dân sự số 09
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án dân sự số 10
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án dân sự số 11
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án dân sự số 12
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án dân sự số 13
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án dân sự số 14
- Bài tập Kỹ năng của Luật sư trong vụ án dân sự số 15